Luật đất đai quy định người dân hoàn toàn có quyền làm lại sổ đỏ khi bị mất. Vậy thủ tục cấp lại sổ đỏ bị mất theo quy định của pháp luật hiện hành như thế nào mời quý vị đọc bài viết này.

1. Cấp lại sổ đỏ bị mất là gì?

Sổ đỏ là tên người dân hay gọi để chỉ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất gọi tắt là Giấy chứng nhận. Khi sử dụng, quản lý sổ đỏ người dân sẽ không tránh khỏi các rủi ro như bị hư hỏng, thất lạc, mất cắp,... thế nên họ sẽ có nhu cầu đổi, cấp lại giấy chứng nhận. Và luật cũng có quy định người dân được cấp lại giấy chứng nhận hoặc cấp lại trang bổ sung của giấy chứng nhận nếu bị mất. Việc cấp lại sổ đỏ khi bị mất được pháp luật quy định cụ thể tại Nghị định 43/2014/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 148/2020/NĐ-CP và Thông tư 02/2015/TT-BTNMT.

2. Quy trình cấp lại sổ đỏ bị mất

quy trình cấp lại sổ đỏ bị mất

Quy trình cấp lại sổ đỏ bị mất (Ảnh minh họa)

Khi người dân làm mất sổ đỏ thì cần phải khai báo với UBND cấp xã nơi có đất về việc bị mất Giấy chứng nhận. Trừ trường hợp sổ bị mất do thiên tai, hoả hoạn thì không cần phải khai báo.

Sau khi nhận khai báo của người dân UBND cấp xã sẽ có trách nhiệm niêm yết thông báo mất giấy chứng nhận

Sau 30 ngày kể từ ngày niêm yết thông báo, hộ gia đình, cá nhân bị mất Giấy chứng nhận nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận.

3. Hồ sơ chuẩn bị làm thủ tục xin cấp lại sổ đỏ khi bị mất

Hồ sơ xin làm lại sổ đỏ khi bị mất phải chuẩn bị cần có:

- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK.

- Giấy xác nhận của UBND cấp xã về việc đã niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận trong thời hạn 15 ngày (đối với hộ gia đình, cá nhân)

- Giấy xác nhận của UBND xã về việc thiên tai, hỏa hoạn (trường hợp mất Giấy chứng nhận do thiên tai, hỏa hoạn).

4. Thủ tục cấp lại sổ đỏ khi bị mất

Bước 1: Nộp hồ sơ

Người dân tiến hành nộp hồ sơ cấp lại sổ đỏ bị mất tại các nơi theo quy định tại điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Thứ nhất: Nộp tại Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai;

Thứ hai: Đối với nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai, thì nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.

Thứ ba: Đối với địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính, thì nộp tại bộ phận một cửa cấp huyện các bạn nhé.

Thứ tư: Có thể nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nơi có đất nếu chúng ta có nhu cầu.

Lưu ý: Một điểm khá mới trong quy định tại Nghị định 148/2020/NĐ-CP là căn cứ vào điều kiện cụ thể tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ ban hành quy chế về việc lựa chọn địa điểm nộp hồ sơ tại: (1) Văn phòng đăng ký đất đai, (2) một trong các Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai trên địa bàn cấp tỉnh; hoặc (3) địa điểm theo nhu cầu của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, Khoản 2 và khoản 3 Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định việc tiếp nhận hồ sơ như sau:

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ; Viết và đưa Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người nộp (trong đó có ghi ngày hẹn trả kết quả).

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ: Trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

Bước 3: Giải quyết yêu cầu

Trong giai đoạn này, cơ quan đăng ký đất đai sẽ có nhiệm vụ kiểm tra hồ sơ và giải quyết. Phần này thuộc về trách nhiệm của cơ quan nhà nước nên chúng ta chỉ có chờ đợi thông báo. Các công việc cơ quan chức năng sẽ làm để giải quyết hồ sơ như:

- Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính và chưa trích đo địa chính thửa đất.

- Lập hồ sơ trình UBND cấp huyện ký quyết định hủy Giấy chứng nhận bị mất, đồng thời ký cấp lại Giấy chứng nhận.

- Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.

Bước 4: Trả kết quả

Thời gian cấp lại sổ đỏ bị mất là điều mà nhiều người quan tâm. Theo đó:

Thời gian cấp lại sổ đỏ sẽ không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian cấp sẽ là không quá 20 ngày.

Lưu ý: Thời gian trên không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ; thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã…

5. Chi phí làm lại sổ đỏ khi bị mất

Điểm e khoản 1 điều 5 Thông tư 250/2016/TT-BTC quy định: Đối với lệ phí cấp giấy chứng nhận thì “tùy từng điều kiện cụ thể của từng địa bàn và chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mà quy định mức thu cho phù hợp, đảm bảo nguyên tắc sau: Mức thu đối với hộ gia đình, cá nhân tại các quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, phường nội thành thuộc thành phố hoặc thị xã trực thuộc tỉnh cao hơn mức thu tại các khu vực khác; mức thu đối với tổ chức cao hơn mức thu đối với hộ gia đình, cá nhân.”

Như vậy mỗi tỉnh sẽ ban hành mức thu cụ thể cho việc cấp lại sổ đỏ khác nhau, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo nguyên tắc theo luật định.

Trên đây là toàn bộ nội dung về quy định cấp lại sổ đỏ khi bị mất. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích đến người dân. Nếu cần hỗ trợ tư vấn trực tiếp vui lòng liên hệ luatsu.com qua số hotline: 1900 633 437.


Luatsu.com - Nền tảng kết nối dịch vụ pháp lý toàn quốc dễ dàng, tin cậy!

Luatsu.com được biết đến với tư cách là đơn vị hàng đầu trong kết nối chủ động với các Luật sư uy tín, chuyên nghiệp trên toàn quốc; cung cấp dịch vụ pháp lý tiêu chuẩn, tiện lợi, nhanh chóng;… và hơn thế nữa.

Luatsu.com cam kết mang đến cho khách hàng sự lựa chọn tốt nhất với đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm, và thành tựu trong việc tư vấn pháp lý và tranh tụng trong các lĩnh vực như: hôn nhân gia đình, đất đai, di chúc - thừa kế, doanh nghiệp, lao động, sở hữu trí tuệ,... đã và đang nhận được sự tín nhiệm, đánh giá cao từ rất nhiều khách hàng trong và ngoài nước.

Hãy gọi ngay cho Luatsu.com qua HOTLINE: 1900 633437 hoặc để lại thông tin đăng ký để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời nhất!