Đến hẹn lại lên, một mùa tuyển quân nữa lại đến. Lúc này điều nhiều người quan tâm là tiêu chuẩn đi nghĩa vụ quân sự. Tất cả sẽ được luatsu.com giải đáp thông qua bài viết dưới đây.

1. Tiêu chuẩn đi bộ đội theo luật định

Điều 31 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định công dân được gọi nhập ngũ khi có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

  • Lý lịch rõ ràng;
  • Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
  • Đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy định;
  • Có trình độ văn hóa phù hợp.

Cụ thể hơn: Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định 4 tiêu chuẩn như sau:

  • Tuổi đời
  • Tiêu chuẩn sức khỏe
  • Tiêu chuẩn chính trị
  • Tiêu chuẩn văn hóa

2. Tiêu chuẩn đi nghĩa vụ quân sự 2022

tiêu chuẩn đi nghĩa vụ quân sự

Tiêu chuẩn đi nghĩa vụ quân sự 2022 (Ảnh minh họa)

2.1. Tiêu chuẩn tuổi đời

Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 148/2018 TT-BQP quy định thì tiêu chuẩn tuổi đời đủ điều kiện đi nghĩa vụ quân sự là: Công dân từ đủ 18 đến hết 25 tuổi. Trường hợp mà Công dân nam được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học và đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời gian là một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo, thì tuyển chọn và gọi nhập ngũ đến khi hết 27 tuổi.

2.2. Tiêu chuẩn chính trị

Khoản 2 Điều 4 Thông tư 148/2018 TT-BQP quy định về tiêu chuẩn chính trị như sau:

Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 50/2016/TTLT-BQP-BCA ngày 15 tháng 4 năm 2016, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Bộ trưởng Bộ Công an sẽ quy định tiêu chuẩn chính trị tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

Đối với các cơ quan, đơn vị và vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội; hay là lực lượng Tiêu binh, Nghi lễ; lực lượng Vệ binh và Kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thì sẽ thực hiện tuyển chọn, bảo đảm tiêu chuẩn riêng, theo quy định của Bộ Quốc phòng.

Có một điểm lưu ý, trong tiêu chuẩn chính trị, đạo đức, ở các quy định trước thì những công dân xăm da bằng kim, có hình mang tính kinh dị, kỳ quái, kích động, bạo lực, gây phản cảm ở những vị trí lộ diện như mặt, cổ, tay (từ 1/3 dưới cánh tay trở xuống); hoặc là chân (1/3 từ dưới đùi trở xuống) thì sẽ không gọi nhập ngũ. Thế nên là nhiều người có tư tưởng trốn nghĩa vụ quân sự bắt đầu đi xăm mình để không đủ tiêu chuẩn đi bộ đội. Tuy nhiên đến hiện tại, khi Thông tư số 148/2018/TT-BQP có hiệu lực, đã không còn quy định về việc có hình xăm thì không gọi nhập ngũ nữa. Thế nên có xăm mình mà đủ tiêu chuẩn để đi nghĩa vụ quân sự thì vẫn nhập ngũ như bình thường.

2.3. Tiêu chuẩn sức khỏe đáp ứng yêu cầu đi nghĩa vụ quân sự

Khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định về tiêu chuẩn sức khỏe đi nghĩa vụ quân sự như sau:

- Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

- Đối với các cơ quan, đơn vị, vị trí quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thực hiện tuyển chọn bảo đảm tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.

- Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS.

Vậy nên, sức khỏe đáp ứng yêu cầu pháp luật đi nghĩa vụ quân sự là sức khỏe theo tình trạng sức khỏe loại 1, 2, 3 tương ứng với thể trạng “rất tốt”, “tốt” và “khá”.

Đối với tình trạng sức khỏe loại 4, 5, 6 tướng ứng với loại sức khỏe “trung bình”, “kém”, “rất kém” sẽ không đủ tiêu chuẩn đi nghĩa vụ quân sự.

Và 08 chỉ tiêu để đánh giá đủ điều kiện sức khỏe tham gia nghĩa vụ quân sự gồm có: Thể lực, mắt, tai mũi họng, Răng hàm mặt, Nội khoa, Tâm thần kinh, Ngoại khoa, Da liễu.

2.4. Một số quy định về tiêu chuẩn sức khỏe để đi bộ đội

  • Cách cho điểm sức khỏe

Khoản 2 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/BYT-BQP quy định mỗi chỉ tiêu, sau khi khám bác sĩ cho điểm chẵn từ 1 - 6 vào cột “Điểm”, cụ thể:

- Điểm 1: Chỉ tình trạng sức khỏe rất tốt;

- Điểm 2: Chỉ tình trạng sức khỏe tốt;

- Điểm 3: Chỉ tình trạng sức khỏe khá;

- Điểm 4: Chỉ tình trạng sức khỏe trung bình;

- Điểm 5: Chỉ tình trạng sức khỏe kém;

- Điểm 6: Chỉ tình trạng sức khỏe rất kém.

  • Cách ghi phiếu sức khỏe

Cách ghi phiếu sức khỏe được quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/BYT-BQP, như sau:

- Mỗi chuyên khoa, sau khi khám xét, bác sĩ sẽ cho điểm vào cột “Điểm”; ở cột “Lý do” phải ghi tóm tắt lý do cho số điểm đó; ở cột “Ký”, bác sỹ khám phải ký và ghi rõ họ tên;

- Phần kết luận, Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe căn cứ vào điểm đã cho ở từng chỉ tiêu để kết luận, phân loại sức khỏe theo đúng quy định, ghi bằng số và chữ (phần bằng chữ để ở trong ngoặc đơn);

- Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe có trách nhiệm ký vào phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự sau khi kết luận;

- Chữ ký của Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe được đóng dấu của cơ quan Chủ tịch Hội đồng; chữ ký của Chủ tịch Hội đồng khám phúc tra sức khỏe được đóng dấu của đơn vị quyết định thành lập Hội đồng khám phúc tra sức khỏe.”

  • Cách phân loại sức khỏe

Khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/BYT-BQP quy định căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại, cụ thể như sau:

- Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;

- Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;

- Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;

- Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;

- Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;

- Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.

Một số điểm cần chú ý (khoản 5 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/BYT-BQP)

- Trường hợp đang mắc bệnh cấp tính, bệnh có thể thuyên giảm hay tăng lên sau một thời gian hoặc sau điều trị, thì điểm đó phải kèm theo chữ “T” bên cạnh (nghĩa là “tạm thời”). Người khám phải ghi tóm tắt bằng tiếng Việt tên bệnh bên cạnh (có thể ghi bằng danh từ quốc tế giữa hai ngoặc đơn). Khi kết luận, nếu chữ “T” ở chỉ tiêu có điểm lớn nhất, phải viết chữ “T” vào phần phân loại sức khỏe;

- Trường hợp nghi ngờ chưa thể cho điểm ngay được, Hội đồng khám sức khỏe có thể gửi công dân tới khám tại một bệnh viện để kết luận chính xác hơn;

- Trường hợp chưa kết luận được thì gửi công dân đó đến bệnh viện chuyên khoa gần nhất để khám và kết luận chẩn đoán. Thời gian tối đa từ 7 - 10 ngày phải có kết luận và chỉ thực hiện trong trường hợp cần thiết;

- Những trường hợp phiếu sức khỏe có ghi chữ “T”, Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự có trách nhiệm hướng dẫn công dân đến các cơ sở y tế để điều trị.

2.5. Tiêu chuẩn văn hóa để đủ điều kiện đi lính

Theo khoản 4 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định về tiêu chuẩn văn hóa đi nghĩa vụ quân sự như sau:

- Tuyển chọn và gọi nhập ngũ những công dân có trình độ văn hóa lớp 8 trở lên, lấy từ cao xuống thấp. Những địa phương có khó khăn không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định được tuyển chọn số công dân có trình độ văn hóa lớp 7.

- Các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; đồng bào dân tộc thiểu số dưới 10.000 người thì được tuyển không quá 25% công dân có trình độ văn hóa cấp tiểu học, còn lại là trung học cơ sở trở lên.

Trên đây là toàn bộ thông tin về nội dung tiêu chuẩn đi nghĩa vụ quân sự. Hy vọng bài viết cung cấp thông tin hữu ích và được bạn đọc đón nhận. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 1900 733 437, đội ngũ Luatsu.com sẵn sàng hỗ trợ.


Luatsu.com - Nền tảng kết nối dịch vụ pháp lý toàn quốc dễ dàng, tin cậy!

Luatsu.com được biết đến với tư cách là đơn vị hàng đầu trong kết nối chủ động với các Luật sư uy tín, chuyên nghiệp trên toàn quốc; cung cấp dịch vụ pháp lý tiêu chuẩn, tiện lợi, nhanh chóng;… và hơn thế nữa.

Luatsu.com cam kết mang đến cho khách hàng sự lựa chọn tốt nhất với đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm, và thành tựu trong việc tư vấn pháp lý và tranh tụng trong các lĩnh vực như: hôn nhân gia đình, đất đai, di chúc - thừa kế, doanh nghiệp, lao động, sở hữu trí tuệ,... đã và đang nhận được sự tín nhiệm, đánh giá cao từ rất nhiều khách hàng trong và ngoài nước.

Hãy gọi ngay cho Luatsu.com qua HOTLINE: 1900 633437 hoặc để lại thông tin đăng ký để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời nhất!