Người lao động có thể bị tạm đình chỉ công việc nếu vi phạm nội quy lao động. Tuy nhiên, quy định cần biết về tạm đình chỉ công việc liệu người lao động có biết?
1. Thế nào là tạm đình chỉ công việc?
Hiện nay luật không đưa ra khái niệm cụ thể về tạm đình chỉ công việc. Tuy nhiên điều 128 Bộ luật lao động 2019 quy định về tạm đình chỉ công việc như sau:
Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc là thành viên.
Từ quy định trên có thể hiểu:
Doanh nghiệp có quyền yêu cầu tạm ngừng việc đối với người lao động khi phát hiện có vi phạm kỷ luật lao động và vụ việc này có tính chất phức tạp và doanh nghiệp cần có thời gian để điều tra, xác minh.
Tạm đình chỉ công việc không phải là một hình thức kỷ luật lao động. Đây cũng không phải thủ tục bắt buộc khi người sử dụng lao động xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động.
Việc tạm đình chỉ công việc chỉ là một giải pháp nhằm tạo điều kiện cho người sử dụng lao động xác minh chính xác vi phạm mà người lao động gây ra khi mà vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, nếu để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác định vi phạm.
Lưu ý: Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
2. Các trường hợp người lao động bị tạm đình chỉ công việc?
Các trường hợp người lao động bị tạm đình chỉ công việc (Ảnh minh họa)
Như Khoản 1 Điều 128 Bộ luật lao động 2019 quy định thì có 2 trường hợp khiến người lao động phải bị tạm đình chỉ công việc là:
- Vụ việc vi phạm kỷ luật lao động có những tình tiết phức tạp.
- Nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh.
Lưu ý: Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người đó là thành viên
3. Tiền lương trong thời gian đình chỉ công việc tính thế nào?
Tại điều 128 Bộ luật lao động 2019 quy định:
Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.
Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng.
Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.
Từ quy định trên có thể hiểu trường hợp doanh nghiệp ra quyết định tạm đình chỉ công việc của người lao động thì trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động vẫn được tạm ứng 50% tiền lương. Sau khi có kết luận người lao động có vi phạm và bị xử lý kỷ luật lao động thì công ty không phải trả nốt 50% còn lại tuy nhiên người lao động cũng không phải hoàn trả 50% tiền lương đã tạm ứng.
Trường hợp không chứng minh được lỗi vi phạm của người lao động thì công ty có trách nhiệm trả nốt 50% tiền lương còn lại trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc.
4. Thời hạn tạm đình chỉ công việc đối với người lao động
Căn cứ khoản 2 Điều 128 Bộ luật Lao động 2019 thì thời hạn tạm đình chỉ công việc đối với người lao động không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt không được quá 90 ngày.
Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.
5. Doanh nghiệp tạm đình chỉ công việc người lao động trái luật bị xử lý ra sao?
Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định Doanh nghiệp không tạm ứng hoặc tạm ứng không đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo quy định của pháp luật
Không trả đủ tiền lương cho người lao động cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc trong trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì sẽ bị xử phạt hành chính theo một trong các mức sau đây:
- Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
- Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
- Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
- Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
- Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Ngoài ra, biện pháp khắc phục hậu quả là buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương những ngày tạm đình chỉ công việc đối với người lao động.
Trên đây là toàn bộ nội dung về tạm đình chỉ công việc đối với người lao động mà người lao động cần phải nắm. Hy vọng bài viết hữu ích đến với bạn đọc. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì vui lòng gửi thông tin về luatsu.com để chúng tôi hỗ trợ giải đáp nhanh chóng.
Luatsu.com - Nền tảng kết nối dịch vụ pháp lý toàn quốc dễ dàng, tin cậy! Luatsu.com được biết đến với tư cách là đơn vị hàng đầu trong kết nối chủ động với các Luật sư uy tín, chuyên nghiệp trên toàn quốc; cung cấp dịch vụ pháp lý tiêu chuẩn, tiện lợi, nhanh chóng;… và hơn thế nữa. Luatsu.com cam kết mang đến cho khách hàng sự lựa chọn tốt nhất với đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm, và thành tựu trong việc tư vấn pháp lý và tranh tụng trong các lĩnh vực như: hôn nhân gia đình, đất đai, di chúc - thừa kế, doanh nghiệp, lao động, sở hữu trí tuệ,... đã và đang nhận được sự tín nhiệm, đánh giá cao từ rất nhiều khách hàng trong và ngoài nước. Hãy gọi ngay cho Luatsu.com qua HOTLINE: 1900 633437 hoặc để lại thông tin đăng ký để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời nhất! |