Phòng vệ chính đáng là hành vi cần thiết với mỗi người khi gặp phải nguy hiểm, bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của mình. Vậy vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng có đi tù không? Pháp luật hiện nay quy định về phòng vệ chính đáng như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết sau đây.

1. Phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết là gì? Phòng vệ chính đáng có phải là tội phạm không?

Theo Điều 22 và Điều 23 của Bộ luật Hình sự 2015 quy định về phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết như sau:

  • Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm;

  • Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.

Như vậy, phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả cần thiết nhằm gạt bỏ sự đe dọa, đẩy lùi sự tấn công trái pháp luật khi bị người khác xâm phạm đến tính mạng sức khỏe của mình. Theo đó, phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm, tuy nhiên hành vi chống trả này không được vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

2. Thế nào là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng?

Theo quy định Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015 về việc vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.

Như vậy, hành vi chống trả phải là cần thiết nếu hành vi này vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì người gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.

3. Điều kiện của phòng vệ chính đáng

Điều kiện để được xem là phòng vệ chính đáng dựa trên hành vi tấn công phải có thật từ thực tiễn, một hành vi được xem là phòng vệ chính đáng khi có những điều kiện sau đây:

  • Điều kiện từ phía nạn nhân: là người đang có hành vi xâm phạm bất hợp pháp đe dọa gây ra thiệt hại đến quyền và lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức, của cá nhân người phòng vệ hoặc của người khác. Hành vi xâm phạm này phải là hành vi có tính chất nguy hiểm đáng kể, khi xem xét hành vi xâm phạm thì trong trường hợp phòng vệ chính đáng hành vi xâm phạm có thể đến mức bị coi là tội phạm. Nhưng trong trường hợp đặc biệt, hành vi xâm hại cũng có thể không phải là tội phạm. 

  • Điều kiện từ phía người phòng vệ: nếu người có hành vi xâm phạm gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, nhân phẩm, danh dự hoặc các lợi ích xã hội khác thì những hành vi gây thiệt hại do người phòng vệ làm chỉ có thể là thiệt hại tính mạng, sức khỏe cho người có hành vi xâm phạm. Tức là, trong tình huống người đó tấn công gây tổn hại sức khỏe của bạn và sau đó bạn cũng gây tổn hại đến sức khỏe lại cho người đó.

  • Điều kiện về hành vi chống trả cần thiết: người phòng vệ có sự chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi tấn công ngay cả những trường hợp có biện pháp khác tránh được sự tấn công. Khi đã xác định hành vi chống trả là cần thiết thì thiệt hại gây ra cho người có hành vi xâm phạm dù có lớn hơn thiệt hại mà người có hành vi xâm phạm gây ra cho người phòng vệ vẫn được coi là phòng vệ chính đáng. 

4. Trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng bị xử lý như thế nào?

trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng bị xử lý như thế nào

Trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng bị xử lý như thế nào? (Ảnh minh họa)

Như đã phân tích ở trên, người có hành vi phòng vệ chính đáng mà vượt quá giới hạn thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Sau đây là mức xử phạt khi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng:

4.1. Trường hợp cố ý gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Theo quy định tại Điều 136 về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội cụ thể như sau:
- Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

  • Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

- Phạm tội dẫn đến chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

4.2. Trường hợp giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Tại Điều 126 quy định về tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội như sau:

- Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

- Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

Như vậy, việc phòng vệ phải nằm trong giới hạn cho phép và không được gây ra hậu quả nghiêm trọng, nếu người thực hiện hành vi phòng vệ vượt quá giới hạn tự vệ chính đáng thì có thể bị xử phạt với mức hình phạt tù lên đến 05 năm.

Bài viết trên là những quy định của pháp luật về phòng vệ chính đáng, có thể thấy trong trường hợp bị tấn công bạn hoàn toàn có quyền chống trả lại một cách cần thiết người đang có có hành vi xâm phạm kia. Tuy nhiên hành vi chống trả này phải trong giới hạn cho phép và không được gây ra hậu quả ngược lại hoặc dẫn tới chết người, nếu không có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.


Luatsu.com - Nền tảng kết nối dịch vụ pháp lý toàn quốc dễ dàng, tin cậy!

Luatsu.com được biết đến với tư cách là đơn vị hàng đầu trong kết nối chủ động với các Luật sư uy tín, chuyên nghiệp trên toàn quốc; cung cấp dịch vụ pháp lý tiêu chuẩn, tiện lợi, nhanh chóng;… và hơn thế nữa.

Luatsu.com cam kết mang đến cho khách hàng sự lựa chọn tốt nhất với đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm, và thành tựu trong việc tư vấn pháp lý và tranh tụng trong các lĩnh vực như: hôn nhân gia đình, đất đai, di chúc - thừa kế, doanh nghiệp, lao động, sở hữu trí tuệ,... đã và đang nhận được sự tín nhiệm, đánh giá cao từ rất nhiều khách hàng trong và ngoài nước.

 Hãy gọi ngay cho Luatsu.com qua HOTLINE: 1900 633437 hoặc để lại thông tin đăng ký để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời nhất!