Hiện nay, nhu cầu về việc học thêm ngoài giờ chính khoá không còn là điều xa lạ đối với với các học sinh các bậc. Việc dạy thêm, học thêm không chỉ đáp ứng nhu cầu về việc có thêm kiến thức của học sinh mà còn tạo thêm nguồn thu nhập cho người dạy. Vậy pháp luật quy định về dạy thêm, học thêm như thế nào?

1. Dạy thêm, học thêm được hiểu như thế nào?

Tại khoản 1 Điều 2 quy định dạy thêm, học thêm ban hành kèm Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT khái niệm về dạy thêm, học thêm như sau:

Dạy thêm, học thêm trong quy định này là hoạt động dạy học phụ thêm có thu tiền của người học, có nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông nhưng ngoài kế hoạch giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

2. Quy định về nguyên tắc dạy thêm, học thêm như thế nào?

quy định về nguyên tắc dạy thêm học thêm như thế nào

Quy định về nguyên tắc dạy thêm, học thêm như thế nào? (Ảnh minh họa)

Theo Điều 3 Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT quy định về nguyên tắc dạy thêm, học thêm như sau:

- Hoạt động dạy thêm, học thêm phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách của học sinh; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và không gây nên tình trạng vượt quá sức tiếp thu của người học.

- Không cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khóa để đưa vào giờ dạy thêm; không dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá.

- Đối tượng học thêm là học sinh có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được gia đình đồng ý; không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh và học sinh học thêm.

- Không tổ chức lớp dạy thêm, học thêm theo các lớp học chính khóa; học sinh trong cùng một lớp dạy thêm, học thêm phải có học lực tương đương nhau; khi xếp học sinh vào các lớp dạy thêm, học thêm phải căn cứ vào học lực của học sinh.

- Tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm phải chịu trách nhiệm về các nội dung đăng ký và xin phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.

3. Pháp luật quy định các trường hợp không được dạy thêm như thế nào?

Tại Điều 4 Quy định về dạy thêm, học thêm ban hành kèm Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT quy định, các trường hợp không được dạy thêm bao gồm:

- Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 02 buổi/ngày.

- Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.

- Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trường dạy nghề không tổ chức dạy thêm, học thêm các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông.

- Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập:

+ Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường;

+ Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.

Như vậy, nếu thuộc một trong các trường hợp trên thì giáo viên không được dạy thêm.

4. Quy định về dạy thêm, học thêm trong và ngoài trường như thế nào?

4.1. Đối với việc dạy thêm, học thêm ở trong nhà trường

Học sinh nếu có nguyện vọng học thêm cần phải viết đơn để xin học thêm nộp tới nhà trường. trong đơn xin học thêm cần có kèm chữ ký, cam kết của bố mẹ học sinh hoặc là người giám hộ với nội dung xin học thêm và chịu trách nhiệm thực hiện các cam kết đã nêu.

Hiệu trưởng nhà trường sau khi tiếp nhận được đơn từ học sinh, sẽ tiến hành phân nhóm theo học lực của học sinh, phân công các giáo viên để phụ trách các môn học và cuối cùng là tổ chức dạy thêm.

Đối với giáo viên nếu có nguyện vọng dạy thêm cần có đơn đăng ký để dạy thêm, theo đó trong đơn cần có nội dung cam kết với phía nhà trường trong các nhiệm vụ phải hoàn thành tốt, đồng thời ngoài nhiệm vụ đó còn thực hiện các nhiệm vụ khác từ nhà trường phân công, nghiêm túc thực hiện quy định về việc học thêm, dạy thêm tại nhà trường

Hiệu Trưởng nhà trường theo đó xét duyệt về danh sách giáo viên mà đăng ký dạy thêm, tiến hành phân công và xếp thời khóa biểu sao cho phù hợp với chính học lực của học sinh

4.2. Đối với việc dạy thêm, học thêm ở ngoài nhà trường

Luật sửa đổi Luật Đầu tư năm 2016 đã bãi bỏ hoạt động dạy thêm, học thêm ra khỏi Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì quy định về tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường tại Thông tư 17 đã hết hiệu lực. Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT đã tham mưu Chính phủ đề xuất Quốc hội đưa hoạt động dạy thêm, học thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Sau khi hoạt động dạy thêm, học thêm được đưa vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, Bộ sẽ nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung quy định về quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm (sửa Thông tư số 17) nhằm bảo đảm phù hợp, thuận lợi cho công tác quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường.

Trên đây là những quy định về dạy thêm, học thêm mới nhất. Hy vọng bài viết hữu ích đến người đọc. 


Luatsu.com - Nền tảng kết nối dịch vụ pháp lý toàn quốc dễ dàng, tin cậy!

Luatsu.com được biết đến với tư cách là đơn vị hàng đầu trong kết nối chủ động với các Luật sư uy tín, chuyên nghiệp trên toàn quốc; cung cấp dịch vụ pháp lý tiêu chuẩn, tiện lợi, nhanh chóng;… và hơn thế nữa.

Luatsu.com cam kết mang đến cho khách hàng sự lựa chọn tốt nhất với đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm, và thành tựu trong việc tư vấn pháp lý và tranh tụng trong các lĩnh vực như: hôn nhân gia đình, đất đai, di chúc - thừa kế, doanh nghiệp, lao động, sở hữu trí tuệ,... đã và đang nhận được sự tín nhiệm, đánh giá cao từ rất nhiều khách hàng trong và ngoài nước.

Hãy gọi ngay cho Luatsu.com qua HOTLINE: 1900 633437 hoặc để lại thông tin đăng ký để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời nhất!