Thử việc là quá trình nhà tuyển dụng và người lao động “tìm hiểu nhau" nếu cảm thấy không hợp thì nghỉ việc trong thời gian thử việc là chuyện thường tình. Bài viết này sẽ tổng hợp những quy định cần biết về vấn đề nghỉ việc trong thời gian thử việc.

1. Quy định pháp luật về hợp đồng thử việc

Hợp đồng thử việc là một trong những hợp đồng phổ biến hiện nay. Theo đó, pháp luật quy định người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.

Nội dung của hợp đồng thử việc đáp ứng và chứa đầy đủ các nội dung sau:

- Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;

- Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;

- Công việc và địa điểm làm việc;

- Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

2. Quy định pháp luật về thời gian thử việc

Điều 25 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định: Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc.

Tùy thuộc và tính chất và mức độ phức tạp của công việc mà thời gian thử việc tối đa có thể lên đến:

- Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp;

- Không quá 60 ngày đối với công việc cần trình độ từ cao đẳng trở lên;

- Không quá 30 ngày đối với công việc cần trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

- Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

3. Nghỉ việc trong thời gian thử việc

nghỉ việc trong thời gian thử việc

Nghỉ việc trong thời gian thử việc (Ảnh minh họa)

Cách xin nghỉ việc trong thời gian thử việc là điều mà nhiều người lao động quan tâm khi cảm thấy bản thân không phù hợp với công việc hiện tại. Và chắc hẳn mọi người cũng băn khoăn rằng liệu: có được tự ý nghỉ việc trong thời gian thử việc.

Theo đó, Khoản 2 Điều 27 Bộ luật Lao động đã nêu rõ:

Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.

Điều này có nghĩa là nếu người lao động muốn nghỉ việc khi đang thử việc thì có quyền tự ý nghỉ việc mà không cần báo trước. Đồng thời người lao động thôi việc trong thời gian thử việc cũng không phải bồi thường nếu gây thiệt hại cho doanh nghiệp.

4. Nghỉ việc khi hết thời gian thử việc

Khác với nhiều người lao động muốn thôi việc ngay khi cảm thấy bản thân không phù hợp với công việc đang đảm nhận có người lại lựa chọn tiếp tục thử việc để thách thức bản thân và quyết định nghỉ việc khi hết thời gian thử việc nhưng cũng không biết phải thực hiện ra sao, có cần làm đơn xin nghỉ việc trong thời gian thử việc hay không.

Theo đó, Điều 27 Bộ luật Lao động năm 2019, sau khi kết thúc thử việc mà người lao động được đánh giá là thử việc không đạt thì hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động có lồng nội dung thử việc đã ký sẽ bị chấm dứt.

Hoặc trường hợp thực tế khi kết thúc thử việc nếu được đánh giá đạt mà người lao động lựa chọn không ký hợp đồng chính thức thì hợp đồng thử việc đã ký sẽ bị chấm dứt ngay khi hết hạn hợp đồng. Thế nên lúc này người lao động không cần phải làm đơn xin nghỉ việc.

5. Tiền lương trong thời gian thử việc

Một vấn đề mà nhiều người lao động quan tâm nữa đó là: Tiền lương trong thời gian thử việc. Nhất là những người thôi việc trong thời gian thử việc họ sẽ càng thắc mắc rằng: nghỉ việc khi đang thử việc có được trả lương không?

Theo đó pháp luật lao động quy định: Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận tuy nhiên không được thấp hơn 85% mức lương của công việc đó.

Ví dụ: Mức lương công việc là 10 triệu thì trong thời gian thử việc mức lương đối với công việc này không được dưới 8,5 triệu.

Vì pháp luật hiện nay không quy định nghỉ làm trong thời gian thử việc phải báo trước nên trên nguyên tắc người lao động nghỉ thử việc sẽ vẫn được trả lương những ngày mà họ đã làm. Thế nên theo quy định thì doanh nghiệp vẫn phải trả lương thử việc cho người lao động dù chỉ 1 ngày.

Trên đây là toàn bộ quy định nghỉ việc trong thời gian thử việc mà người lao động cần nắm rõ. Hi vọng bài viết này hữu ích. Nếu có bất cứ thắc mắc gì đừng ngần ngại liên hệ Luatsu.com để được Luật sư tư vấn, hỗ trợ một cách nhanh chóng.


Luatsu.com - Nền tảng kết nối dịch vụ pháp lý toàn quốc dễ dàng, tin cậy!

Luatsu.com được biết đến với tư cách là đơn vị hàng đầu trong kết nối chủ động với các Luật sư uy tín, chuyên nghiệp trên toàn quốc; cung cấp dịch vụ pháp lý tiêu chuẩn, tiện lợi, nhanh chóng;… và hơn thế nữa.

Luatsu.com cam kết mang đến cho khách hàng sự lựa chọn tốt nhất với đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm, và thành tựu trong việc tư vấn pháp lý và tranh tụng trong các lĩnh vực như: hôn nhân gia đình, đất đai, di chúc - thừa kế, doanh nghiệp, lao động, sở hữu trí tuệ,... đã và đang nhận được sự tín nhiệm, đánh giá cao từ rất nhiều khách hàng trong và ngoài nước.

 Hãy gọi ngay cho Luatsu.com qua HOTLINE: 1900 633437 hoặc để lại thông tin đăng ký để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời nhất!