Việc bị công ty tài chính gọi điện làm phiền liên tục đã khiến cuộc sống của nhiều người bị đảo lộn. Vậy cần phải làm gì? Tất cả sẽ có trong bài viết này.
1. Các trường hợp công ty tài chính gọi điện
Vay tiền qua các công ty tài chính là giao dịch vay được nhiều người dân lựa chọn hiện nay bởi thủ tục vay dễ, nhanh chóng tuy nhiên sau đó lại có nhiều rắc rối không muốn xảy ra bởi không chỉ những người đi vay tiền bị làm phiền mà những người thân cũng bị hay thậm chí là người chưa hề có giao dịch vay tiền ở các công ty này cũng gặp trường hợp tương tự là bị gọi điện làm phiền, khủng bố tin nhắn,...
Các trường hợp bị công ty tài chính gọi điện làm phiền phải kể đến như:
- Người vay tiền không trả tiền đúng hạn
- Người thân của người vay tiền không trả đúng hạn
- Người không có nhu cầu vay tiền nhưng được gọi để chào mời vay tiền với lãi suất hấp dẫn
- Người bị người khác mạo danh vay tiền không trả.
2. Công ty tài chính có được gọi điện làm phiền, khủng bố khách hàng?
Công ty tài chính có được gọi điện làm phiền, khủng bố khách hàng? (Ảnh minh họa)
Việc bị các công ty tài chính liên tục làm phiền đã khiến cuộc sống nhiều người dân bị đảo lộn, ám ảnh tuy nhiên với tâm thế người đi vay họ lại không dám tố cáo hay làm gì mà chỉ im lặng chịu trận. Đối với người thân thì biện pháp chặn số có lẽ không mấy khả quan bởi “lực lượng" đòi nợ quá đông nên chuyện liên tục nhận được các cuộc gọi khiếm nhã là chuyện thường tình. Còn với trường hợp bị giả mạo vay tiền thì mặc dù đã trình báo công an nhưng cũng không khả quan mấy. Vậy các công ty tài chính có được gây sức ép trả nợ lên người dân và người thân của họ bằng việc gọi điện, gửi tin nhắn khủng bố? Pháp luật quy định như thế nào về hành vi này?
Khoản 2 Điều 7 Thông tư 43/2016/TT-NHNN, sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 18/2019/TT-NHNN nêu rõ các biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ mà các công ty tài chính được sử dụng như sau:
- Biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ phù hợp với đặc thù của khách hàng, quy định của pháp luật;
- Không bao gồm biện pháp đe dọa đối với khách hàng, trong đó số lần nhắc nợ tối đa 05 lần/01 ngày,
- Hình thức nhắc nợ, thời gian nhắc nợ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho vay tiêu dùng nhưng phải trong khoảng thời gian từ 7 giờ đến 21 giờ;
- Không nhắc nợ, đòi nợ, gửi thông tin về việc thu hồi nợ của khách hàng đối với tổ chức, cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ cho công ty tài chính, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; bảo mật thông tin khách hàng theo quy định của pháp luật.
Như vậy theo quy định trên, việc các công ty tài chính khủng bố tin nhắn, điện thoại với những người không có nghĩa vụ trả nợ như người thân, bạn bè của người vay là trái pháp luật. Còn đối với những người vay tiền có nghĩa vụ trả nợ thì việc gọi điện, nhắn tin đe dọa gây sức ép tâm lý phải trả nợ cũng là bất hợp pháp.
3. Mức xử phạt với công ty tài chính có hành vi gọi điện làm phiền
Điểm e, điểm g khoản 3 điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 10.000.000đ - 20.000.000đ đối với các hành vi:
- Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật;
- Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;
Như vậy các công ty tài chính có thể bị phạt hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu vi phạm quy định về biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ như đe dọa, quấy rối hoặc thúc giục người quen của bên vay trả nợ theo quy định trên.
4. Cần làm gì khi công ty tài chính gọi điện làm phiền?
Thật ra khi đã vay tiền thì người vay phải có nghĩa vụ trả nợ theo quy định tại Bộ luật dân sự. Để không bị làm phiền thì giải pháp tốt nhất là nên trả nợ đúng hạn cho các công ty tài chính còn phần về người thân hay những người không có nghĩa vụ trả nợ mà vẫn bị làm phiền, quấy rối bởi các công ty tài chính thì có thể thực hiện theo 3 cách sau:
Cách 1: Gửi đơn khiếu nại gửi tới công ty tài chính đã quấy rối, gọi điện giục nợ để khiếu nại về biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ, về đòi tiền cá nhân, tổ chức không có nghĩa vụ trả nợ.
Cách 2: Gửi đơn tố cáo tới cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng hoặc các Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố để kiến nghị giải quyết hành vi vi phạm pháp luật của công ty tài chính.
Cách 3: Gửi đơn tố cáo lên cơ quan Công an nếu công ty tài chính tiếp có hành vi sử dụng điện thoại, các phương tiện viễn thông để quấy rối, xúc phạm, đe dọa tinh thần,...
Khi gửi đơn khiếu nại hoặc tố cáo cần chuẩn bị thêm các tài liệu, bằng chứng chứng minh việc mình đã bị các công ty tài chính làm phiền như thế nào.
Nếu có bất cứ vướng mắc nào trong việc soạn đơn khiếu nại, tố cáo có thể liên hệ luatsu.com để được chúng tôi hỗ trợ soạn đơn và gửi đơn theo đúng trình tự, thủ tục.
Trên đây là toàn bộ thông tin về việc cần làm gì khi bị công ty tài chính gọi điện làm phiền. Nếu còn thắc mắc đừng ngần ngại liên hệ luatsu.com thông qua hotline: 1900 633 437 để được giải đáp nhanh chóng.
Luatsu.com - Nền tảng kết nối dịch vụ pháp lý toàn quốc dễ dàng, tin cậy! Luatsu.com được biết đến với tư cách là đơn vị hàng đầu trong kết nối chủ động với các Luật sư uy tín, chuyên nghiệp trên toàn quốc; cung cấp dịch vụ pháp lý tiêu chuẩn, tiện lợi, nhanh chóng;… và hơn thế nữa. Luatsu.com cam kết mang đến cho khách hàng sự lựa chọn tốt nhất với đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm, và thành tựu trong việc tư vấn pháp lý và tranh tụng trong các lĩnh vực như: hôn nhân gia đình, đất đai, di chúc - thừa kế, doanh nghiệp, lao động, sở hữu trí tuệ,... đã và đang nhận được sự tín nhiệm, đánh giá cao từ rất nhiều khách hàng trong và ngoài nước. Hãy gọi ngay cho Luatsu.com qua HOTLINE: 1900 633437 hoặc để lại thông tin đăng ký để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời nhất! |