Dịch Covid-19 đang có dấu hiệu bùng phát trở lại trên toàn quốc. Do đó, đeo khẩu trang được xem là biện pháp ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh này trong cộng đồng. Vậy không đeo khẩu trang nơi công cộng có bị phạt tiền không? Tìm hiểu cùng Luatsu.com qua bài viết sau.

1. Đeo khẩu trang đúng cách như thế nào?

Khẩu trang chỉ phát huy tác dụng ngăn ngừa dịch bệnh lây lan nếu được sử dụng đúng cách. Đeo khẩu trang không đúng cách không chỉ gây lãng phí tiền bạc, mà còn làm mất đi khả năng phòng bệnh, tăng nguy cơ lây bệnh. Dưới đây là một số khuyến cáo của Bộ Y tế về việc đeo khẩu trang đúng cách để phòng tránh lây lan Covid-19 cũng như các dịch bệnh khác:

(1) Không được đeo khẩu trang ngược mặt. Đối với khẩu trang y tế, đeo mặt có màu sẫm hơn ra ngoài, mặt có màu nhạt hơn t hướng vào trong, kẹp nhôm hướng lên trên. (2) Khi đeo phải che kín cả mũi lẫn miệng.

(3) Không dùng tay sờ vào bề mặt khẩu trang khi đang đeo.

(4) Không bỏ khẩu trang khi giao tiếp, khi ho, hắt hơi nơi công cộng.

(5) Khi tháo khẩu trang chỉ cầm vào dây đeo qua tai để tháo.

(6) Không sử dụng khẩu trang bẩn. Đối với khẩu trang y tế, chỉ sử dụng 1 lần rồi vứt vào thùng rác an toàn, có nắp đậy. Đối với khẩu trang vải, nên giặt khẩu trang hằng ngày bằng xà phòng để dùng cho lần sau.

2. Không đeo khẩu trang nơi công cộng bao gồm những địa điểm nào? 

Hiện nay, chưa có văn bản pháp lý nào quy định cụ thể khái niệm về nơi công cộng. Chưa có định nghĩa và liệt kê các địa điểm được xác định là nơi công cộng. Tuy nhiên, tại các văn bản luật, văn bản dưới luật đã có nhận định về nơi công cộng như sau:

- Trong Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012 quy định : “Địa điểm công cộng là nơi phục vụ chung cho nhu cầu của nhiều người. Các quyền lợi được tham gia vào địa điểm công cộng của mọi người phải được đảm bảo. Khi xác định phạm vi nơi công cộng, để cấm các hành vi hút thuốc lá.”

- Tại Điều 3 Nghị định 24/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia đã liệt kê các địa điểm được xem là nơi công cộng bao gồm:

+ Công viên. Trừ trường hợp nhà hàng trong phạm vi khuôn viên của công viên đã được cấp phép kinh doanh rượu, bia trước ngày Nghị định này có hiệu lực. Như vậy, ta hiểu công viên là một địa điểm công cộng.

+ Nhà chờ xe buýt.

+ Rạp chiếu phim, nhà hát, cơ sở văn hóa, thể thao trong thời gian tổ chức các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ và công năng sử dụng chính của các địa điểm này. Trừ trường hợp tổ chức các lễ hội ẩm thực, văn hóa có sử dụng rượu, bia.

Như vậy, nơi công cộng được xem là nơi phục vụ chung cho nhiều người. Các chủ thể có nhu cầu đều được tham gia vào tổ chức, hoạt động tại các địa điểm công cộng này. Khi đó, họ phải tuân thủ các quy định chung tại nơi công cộng theo hướng dẫn.

3. Mức xử phạt khi không đeo khẩu trang nơi công cộng là bao nhiêu?

mức xử phạt khi không đeo khẩu trang nơi công cộng

Mức xử phạt khi không đeo khẩu trang nơi công cộng là bao nhiêu? (Ảnh minh họa)

Theo điểm a khoản 5 Điều 2 Nghị định 124/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định mức phạt tiền từ 01 triệu đến 03 triệu đồng đối với hành vi sau: 

Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế, bao gồm: đeo khẩu trang, sát khuẩn, giữ khoảng cách, khai báo y tế và các biện pháp khác.

Như vậy, hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng khi có yêu cầu để phòng dịch, có thể bị phạt lên tới 03 triệu đồng.

Mức phạt tiền nêu trên là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

4. Cơ quan nào có thẩm quyền xử phạt không đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng dịch?

Căn cứ quy định tại các Điều 103, 104, 106, 107, 108, 109, 112 Nghị định 117/2020/NĐ-CP thì thẩm quyền xử phạt đối với hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng theo hướng dẫn của cơ quan y tế bao gồm: 

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp.

- Chánh Thanh tra các Sở, Chi Cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình thuộc Sở Y tế, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở và Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; Chánh Thanh tra Bộ; Tổng Cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình; Cục trưởng Cục Quản lý dược; Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh; Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế; Cục trưởng Cục Y tế dự phòng; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ.

- Trưởng Công an cấp huyện; Giám đốc Công an cấp tỉnh;...

- Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan; Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển; Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan...

- Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng; Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng...

- Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển; Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển; Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển; Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển; Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam...


Luatsu.com - Nền tảng kết nối dịch vụ pháp lý toàn quốc dễ dàng, tin cậy!

Luatsu.com được biết đến với tư cách là đơn vị hàng đầu trong kết nối chủ động với các Luật sư uy tín, chuyên nghiệp trên toàn quốc; cung cấp dịch vụ pháp lý tiêu chuẩn, tiện lợi, nhanh chóng;… và hơn thế nữa.

Luatsu.com cam kết mang đến cho khách hàng sự lựa chọn tốt nhất với đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm, và thành tựu trong việc tư vấn pháp lý và tranh tụng trong các lĩnh vực như: hôn nhân gia đình, đất đai, di chúc - thừa kế, doanh nghiệp, lao động, sở hữu trí tuệ,... đã và đang nhận được sự tín nhiệm, đánh giá cao từ rất nhiều khách hàng trong và ngoài nước.

 Hãy gọi ngay cho Luatsu.com qua HOTLINE: 1900 633437 hoặc để lại thông tin đăng ký để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời nhất!