Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những quy định của pháp luật hiện hành về các quy định khấu trừ lương mà người lao động cần biết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Liệu rằng công ty có được trừ lương nhân viên hay không?

1. Khấu trừ lương là gì?

Khấu trừ lương là việc người sử dụng lao động trừ một phần tiền lương của nhân viên để bù một khoản bồi thường thiệt hại về vật chất.

2. Công ty có được trừ lương nhân viên hay không? 

Theo quy định tại Điều 102 Bộ luật Lao động 2019 thì người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 129 của Luật này.

Theo khoản 1 Điều 129 quy định về bồi thường thiệt hại như sau:

Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật hoặc nội quy lao động của người sử dụng lao động.

Theo đó, người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động và người lao động có quyền được biết lý do khấu trừ tiền lương của mình.

3. Mức khấu trừ lương nhân viên là bao nhiêu?

mức khấu trừ lương nhân viên là bao nhiêu

Mức khấu trừ lương nhân viên là bao nhiêu? (Ảnh minh họa)

Theo quy định của Bộ luật Lao động thì mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương thực trả hằng tháng của người lao động; sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc; bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 3 Điều 102 của Bộ luật này thì người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng; do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng; do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc; thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương; và bị khấu trừ hằng tháng vào lương.

Hay trong trường hợp người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị. tài sản của người sử dụng lao động; hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao; hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép; thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường; hoặc nội quy lao động; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm.

4. Công ty không thông báo về việc khấu trừ lương, có được quyền khiếu nại không? 

Theo quy định của Bộ luật Lao động thì người lao động có quyền được biết lý do khấu trừ lương của mình. Do đó, khi có thiệt hại xảy ra, công ty phải thực hiện theo trình tự, thủ tục xử lý bồi thường thiệt hại theo Điều 71, Điều 72 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:

- Khi phát hiện người lao động có hành vi làm hư hỏng tài sản của người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động phải yêu cầu người lao động tường trình bằng văn bản về vụ việc. 

- Trong thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại, người sử dụng lao động phải tiến hành họp xử lý bồi thường thiệt hại như sau: phải thông báo trước ít nhất 5 ngày làm việc trước khi tiến hành họp; nội dung cuộc họp xử lý bồi thường thiệt hại phải được lập thành biên bản; thông qua trước khi kết thúc cuộc họp và có chữ ký của người tham dự cuộc họp. Quyết định mức bồi thường thiệt hại phải được ban hành trong thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại.

Như vậy, tại thời điểm thiệt hại xảy ra, người sử dụng lao động phải yêu cầu người lao động tường trình sự việc bằng văn bản. Sau đó, tổ chức cuộc họp để quyết định mức bồi thường thiệt hại và thông báo mức khấu trừ lương để nhân viên được biết. Nếu công ty tự ý khấu trừ lương nhân viên mà không thông báo thì vi phạm trình tự, thủ tục giải quyết bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Do đó, nhân viên có thể khiếu nại về việc công ty tự ý khấu trừ lương của mình. 

5. Công ty tự trừ lương nhân viên không đúng quy định, bị xử phạt thế nào?

Theo Điều 127 của Bộ luật Lao động năm 2019 quy định các doanh nghiệp không được dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay cho việc xử lý kỷ luật nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.  

Nghĩa là, trong trường hợp người lao động có các hành vi như: đi làm muộn, về sớm, không hoàn thành công việc,... mà doanh nghiệp khấu trừ lương, phạt tiền người lao động là trái với quy định của pháp luật.

Do đó, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm b khoản 3 Điều 19 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:

Điều 19. Vi phạm quy định về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:

b) Dùng hình thức phạt tiền hoặc cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động;


Luatsu.com - Nền tảng kết nối dịch vụ pháp lý toàn quốc dễ dàng, tin cậy!

Luatsu.com được biết đến với tư cách là đơn vị hàng đầu trong kết nối chủ động với các Luật sư uy tín, chuyên nghiệp trên toàn quốc; cung cấp dịch vụ pháp lý tiêu chuẩn, tiện lợi, nhanh chóng;… và hơn thế nữa.

Luatsu.com cam kết mang đến cho khách hàng sự lựa chọn tốt nhất với đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm, và thành tựu trong việc tư vấn pháp lý và tranh tụng trong các lĩnh vực như: hôn nhân gia đình, đất đai, di chúc - thừa kế, doanh nghiệp, lao động, sở hữu trí tuệ,... đã và đang nhận được sự tín nhiệm, đánh giá cao từ rất nhiều khách hàng trong và ngoài nước.

Hãy gọi ngay cho Luatsu.com qua HOTLINE: 1900 633437 hoặc để lại thông tin đăng ký để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời nhất!