Hiện nay, việc tranh chấp đất đai đang diễn ra rất phổ biến với nhiều trường hợp tranh chấp phức tạp. Tuy nhiên, để giải quyết tranh chấp đất đai không phải ai cũng biết rõ về nó. Qua bài viết dưới đây, Luatsu.com sẽ hướng dẫn bạn cách giải quyết các trường hợp tranh chấp đất đai nhanh chóng nhất.

1. Tranh chấp đất đai là gì?

Theo khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định tranh chấp đất đai như sau:

Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

Theo đó, tranh chấp đất đai là tranh chấp xảy ra trong quan hệ đất đai khi mà các bên không xác định được ai là người có quyền sử dụng đất không phải là quyền sở hữu đất bởi tại Điều 53 Hiến pháp 2013 và Điều 4 Luật Đất đai 2013: “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”

Như vậy, có thể hiểu tranh chấp đất đai rất đa dạng về chủ thể cũng như nội dung tranh chấp. Đó có thể là tranh chấp về quyền sử dụng đất, tranh chấp về tài sản gắn liền với đất hay tranh chấp liên quan đến địa giới hành chính, mục đích sử dụng đất.

2. Các trường hợp tranh chấp đất đai hiện nay

2.1. Tranh chấp xác định quyền sử dụng đất

Đây là dạng tranh chấp đất đai phát sinh trong quá trình sử dụng đất như tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất hay tranh chấp ranh giới, lối đi, ngõ đi chung,.. Khi giải quyết về trường hợp tranh chấp này; cơ quan thẩm quyền giải quyết tranh chấp phải xác định quyền sử dụng đất thuộc về ai? 

2.2. Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất

Đây là dạng tranh chấp về hợp đồng dân sự như yêu cầu thực hiện theo nghĩa vụ hợp đồng, công nhận hiệu lực tại hợp đồng,… Các Hợp đồng như: Hợp đồng mua bán, chuyển nhượng; Hợp đồng đặt cọc; Chuyển đổi; Tặng cho; Cho thuê, mượn; Góp vốn,…

2.3. Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất

Đây là dạng tranh chấp thường hay gặp nhất về việc yêu cầu phân chia di sản thừa kế. Bản chất của trường hợp tranh chấp đất đai này là tranh chấp về quyền sử dụng đất và đòi hỏi cơ quan thẩm quyền phải xác định được ranh giới để phân chia.

2.4. Tranh chấp về tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất

Đây là dạng tranh chấp về vấn đề ai là người có quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản; cụ thể: tranh chấp tài sản nhà ở, các công trình trên đất được giao, chia tài sản chung vợ chồng,…

3. Cách giải quyết các trường hợp tranh chấp đất đai nhanh chóng

cách giải quyết các trường hợp tranh chấp đất đai nhanh chóng

Cách giải quyết các trường hợp tranh chấp đất đai nhanh chóng (Ảnh minh họa)

3.1. Hòa giải tranh chấp đất đai

(1) Tự hòa giải hoặc thông qua hòa giải ở cơ sở

Tại khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định:

Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

Đây là cách giải quyết đất đai được nhà nước khuyến khích, tuy nhiên kết quả của giải pháp không thuộc nghĩa vụ của các bên mà phụ thuộc vào thiện chí của các bên.

(2) Bắt buộc hòa giải tại UBND cấp xã

Tại khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định:

Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

Nếu cả hai tự hòa giải nhưng không thành thì phải làm đơn yêu cầu hòa giải gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất để hòa giải, nếu không hòa giải sẽ không được khởi kiện hoặc gửi đơn đề nghị UBND cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết.

Lưu ý

- Các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp giao dịch quyền sử dụng đất, tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, phân chia tài sản chung của vợ chồng về quyền sử dụng đất ... thì không bắt buộc phải hòa giải.

3.2. Đề nghị UBND cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết

Căn cứ khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013, tranh chấp mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết:

(1) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền (nếu tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau thì nộp tại UBND cấp huyện).

Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính.

(2) Khởi kiện tại Tòa án nơi có đất tranh chấp theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

3.3. Khởi kiện tại Tòa án nhân dân

Căn cứ Điều 203 Luật Đất đai 2013, những tranh chấp sau đây thì đương sự được khởi kiện tại Tòa án nhân dân gồm:

- Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai.

- Tranh chấp về tài sản gắn liền với đất (nhà ở, công trình xây dựng…).

- Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai.

Trên đây là những thông tin hướng dẫn cách giải quyết các trường hợp tranh chấp đất đai nhanh chóng. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn. 


Luatsu.com - Nền tảng kết nối dịch vụ pháp lý toàn quốc dễ dàng, tin cậy!

Luatsu.com được biết đến với tư cách là đơn vị hàng đầu trong kết nối chủ động với các Luật sư uy tín, chuyên nghiệp trên toàn quốc; cung cấp dịch vụ pháp lý tiêu chuẩn, tiện lợi, nhanh chóng;… và hơn thế nữa.

Luatsu.com cam kết mang đến cho khách hàng sự lựa chọn tốt nhất với đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm, và thành tựu trong việc tư vấn pháp lý và tranh tụng trong các lĩnh vực như: hôn nhân gia đình, đất đai, di chúc - thừa kế, doanh nghiệp, lao động, sở hữu trí tuệ,... đã và đang nhận được sự tín nhiệm, đánh giá cao từ rất nhiều khách hàng trong và ngoài nước.

Hãy gọi ngay cho Luatsu.com qua HOTLINE: 1900 633437 hoặc để lại thông tin đăng ký để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời nhất!