- 1. Vì sao nên thành lập hộ kinh doanh cá thể?
- 2. Quy định về thành lập hộ kinh doanh
- 2.1. Điều kiện thành lập hộ kinh doanh
- 2.2. Địa điểm đăng ký thành lập hộ kinh doanh
- Theo Điều 86 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh.
- 2.3. Số vốn tối thiểu để thành lập hộ kinh doanh
- Pháp luật hiện hành không quy định số vốn tối thiểu để thành lập hộ kinh doanh. Do đó, vốn điều lệ tối thiểu của hộ kinh doanh sẽ tùy thuộc vào khả năng của hộ kinh doanh đó.
- 3. Hồ sơ, thủ tục thành lập hộ kinh doanh
- 4. Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể của Luatsu.com
Hiện nay, nhu cầu thành lập hộ kinh doanh cá thể ngày càng phổ biến bởi các ưu điểm vượt trội của loại hình này. Vậy vì sao nên thành lập hộ kinh doanh? Điều kiện, hồ sơ, thủ tục thành lập hộ kinh doanh là gì? Mọi người hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp.
1. Vì sao nên thành lập hộ kinh doanh cá thể?
So với các loại hình doanh nghiệp khác thì Hộ kinh doanh cá thể là mô hình kinh doanh đơn giản, có nhiều ưu điểm nên được nhiều người lựa chọn khi bắt đầu kinh doanh. Có thể kể đến một số ưu điểm như:
- Thủ tục thành lập khá đơn giản;
-
Không bị ràng buộc bởi quy định về số vốn tối thiểu như khi đăng ký thành lập công ty;
-
Hình thức hộ kinh doanh cá thể giúp bạn điều khiển việc kinh doanh dễ dàng hơn bởi quy mô nhỏ với số lượng lao động không quá lớn;
-
Hộ kinh doanh không chịu quá nhiều áp lực về các quy định ràng buộc như đối với công ty và người lao động bởi người lao động chủ yếu là người thân trong gia đình;
-
Chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản;
-
Không phải khai thuế hàng tháng, được áp dụng chế độ thuế khoán.
Do đó, nếu có kế hoạch kinh doanh với quy mô nhỏ lẻ, hạn chế về vốn, nhân công ít và không yêu cầu cao trong quản lý thì nên lựa chọn thành lập hộ kinh doanh.
2. Quy định về thành lập hộ kinh doanh
2.1. Điều kiện thành lập hộ kinh doanh
Điều kiện thành lập hộ kinh doanh (Ảnh minh họa)
2.1.1. Chủ thể thành lập hộ kinh doanh:
Theo quy định tại Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, chỉ có 02 đối tượng có quyền thành lập hộ kinh doanh là:
-
Cá nhân;
-
Các thành viên hộ gia đình.
Lưu ý: 02 đối tượng này phải là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự, trừ các trường hợp sau:
-
Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
-
Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
-
Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
2.1.2. Ngành nghề kinh doanh
Hộ kinh doanh được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động.
2.1.3. Tên của hộ kinh doanh cá thể:
Tên của hộ kinh doanh phải bao gồm hai thành tố theo thứ tự: cụm từ “Hộ kinh doanh”; tên riêng của hộ kinh doanh và tuân thủ các quy tắc sau:
-
Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.
-
Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.
-
Không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.
-
Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện.
Lưu ý:
- Mỗi cá nhân chỉ được quyền đăng ký thành lập một loại hình kinh doanh do đó nếu bạn đã đăng ký làm chủ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh thì sẽ không được phép đăng ký hộ kinh doanh cá thể nữa.
- Cá nhân, hộ gia đình chỉ được phép đăng ký một hộ kinh doanh trên phạm vi toàn quốc.
- Cá nhân thành lập và tham gia góp vốn hộ kinh doanh cá thể không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
2.2. Địa điểm đăng ký thành lập hộ kinh doanh
Theo Điều 86 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh.
Đặc biệt, một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.
2.3. Số vốn tối thiểu để thành lập hộ kinh doanh
Pháp luật hiện hành không quy định số vốn tối thiểu để thành lập hộ kinh doanh. Do đó, vốn điều lệ tối thiểu của hộ kinh doanh sẽ tùy thuộc vào khả năng của hộ kinh doanh đó.
Lưu ý: Hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Do đó, các thành viên của hộ kinh doanh cần cân nhắc vấn đề này.
3. Hồ sơ, thủ tục thành lập hộ kinh doanh
3.1. Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh
Theo khoản 2 Điều 86 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm các loại giấy tờ sau:
-
Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
-
Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
-
Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
-
Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
3.2. Thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh
Bước 1: Nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định trên, cá nhân, hộ gia đình sẽ nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.
Có 02 cách thức để nộp hồ sơ, cụ thể:
- Nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa UBND cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt địa điểm kinh doanh hoặc nộp trực tiếp tại Phòng Tài chính - Kế hoạch.
- Nộp hồ sơ online qua Cổng thông tin dịch vụ công của tỉnh/thành phố nơi hộ kinh doanh đặt địa điểm kinh doanh.
Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
Người tiếp nhận kiểm tra hồ sơ và trao giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ.
Người có thẩm quyền xem xét và giải quyết hồ sơ trong thời hạn là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ phải có thông báo bằng văn bản trong đó nêu rõ các yêu cầu sửa đổi bổ sung nếu có.
Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc.
Bước 3: Nhận kết quả
Hộ kinh doanh căn cứ vào ngày hẹn trên Giấy biên nhận hồ sơ đến nhận kết quả.
Lưu ý: Nếu sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
4. Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể của Luatsu.com
Bạn muốn thành lập hộ kinh doanh nhưng còn chưa biết thực hiện như thế nào, còn e ngại thủ tục thành lập rườm rà, tốn thời gian? Bạn cần một đơn vị chuyên nghiệp hỗ trợ thực hiện các thủ tục liên quan để có thể đi vào hoạt động hợp pháp một cách nhanh chóng?
Luatsu.com chính là giải pháp tối ưu dành cho bạn!
Với đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm và nhiều năm thực hiện các dịch vụ liên quan đến thành lập doanh nghiệp, Luatsu.com cam kết hỗ trợ vấn đề của bạn một cách nhanh chóng, chính xác, hiệu quả cùng chi phí phù hợp nhất.
4.1. Quy trình thực hiện tại Luatsu.com
Bước 1: Để lại thông tin hoặc gọi ngay cho chúng tôi
Bước 2: Chuyên viên tư vấn từ Luatsu.com liên hệ lại ngay trong vòng 60p
Bước 3: Luatsu.com xúc tiến xử lý vấn đề của bạn
4.2. Phí thành lập hộ kinh doanh cá thể tại Luatsu.com
Mức phí dịch vụ thành lập doanh nghiệp từ Luatsu.com sẽ dao động từ 1-3 triệu đồng, tùy thuộc vào khu vực nội thành TPHCM, ngoại thành hay các tỉnh lân cận và tùy thuộc vào nhu cầu KH có sử dụng dịch vụ khai thuế hay không.
4.3. Thời gian thực hiện
3-5 ngày làm việc
Luatsu.com - Nền tảng kết nối dịch vụ pháp lý toàn quốc dễ dàng, tin cậy! Luatsu.com được biết đến với tư cách là đơn vị hàng đầu trong kết nối chủ động với các Luật sư uy tín, chuyên nghiệp trên toàn quốc; cung cấp dịch vụ pháp lý tiêu chuẩn, tiện lợi, nhanh chóng;… và hơn thế nữa. Luatsu.com cam kết mang đến cho khách hàng sự lựa chọn tốt nhất với đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm, và thành tựu trong việc tư vấn pháp lý và tranh tụng trong các lĩnh vực như: hôn nhân gia đình, đất đai, di chúc - thừa kế, doanh nghiệp, lao động, sở hữu trí tuệ,... đã và đang nhận được sự tín nhiệm, đánh giá cao từ rất nhiều khách hàng trong và ngoài nước. Hãy gọi ngay cho Luatsu.com qua HOTLINE: 1900 633437 hoặc để lại thông tin đăng ký để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời nhất! |