Thủ tục nhập khẩu về nhà chồng là việc làm cần thiết sau khi các cặp đôi kết hôn. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn tất tần tật về thủ tục nhập khẩu về nhà chồng mới nhất hiện nay.
1. Điều kiện nhập khẩu về nhà chồng
Pháp luật cho phép vợ được nhập hộ khẩu vào nhà chồng nếu có nhu cầu và đáp ứng đủ các điều kiện. Tuy nhiên nếu muốn nhập hộ khẩu về nhà chồng thì người vợ phải thực hiện thủ tục cắt hộ khẩu (tách khẩu) từ gia đình đang sinh sống và nhập khẩu vào gia đình nhà chồng.
Khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú 2020 quy định: công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý. Trong trường hợp vợ về ở với chồng và có nhu cầu nhập khẩu về nhà chồng thì phải đáp ứng hai điều kiện đó là:
- Chủ hộ đó đồng ý cho nhập hộ khẩu;
- Chủ sở hữu căn nhà đồng ý cho nhập hộ khẩu.
2. Thủ tục nhập khẩu về nhà chồng
Thủ tục nhập khẩu về nhà chồng (Ảnh minh họa)
Để nhập hộ khẩu về nhà chồng thì người vợ phải làm thủ tục chuyển hộ khẩu tại nơi người đang cư trú hay còn gọi là thủ tục cắt khẩu.
2.1. Hồ sơ đề nghị làm thủ tục cắt khẩu
- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu
- Sổ hộ khẩu (hoặc sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể đã được cấp trước đây).
2.2. Thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu
- Nếu cư trú tại các tỉnh thì Công an cấp xã có thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu.
- Nếu cư trú tại các Tp trực thuộc trung ương thì Công an cấp huyện có thẩm quyền cấp giấy chuyển khẩu.
2.3. Thời gian thực hiện cấp giấy chuyển khẩu
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan Công an phải cấp giấy chuyển hộ khẩu cho công dân
3. Hồ sơ thực hiện thủ tục nhập khẩu về nhà chồng
Muốn nhập khẩu về nhà chồng cần giấy tờ gì chính là câu hỏi lớn mà nhiều người quan tâm. Theo đó hồ sơ bao gồm:
- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
- Đăng ký kết hôn, trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú;
4. Thủ tục nhập khẩu về nhà chồng
4.1. Nơi nộp hồ sơ
Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú cụ thể:
- Công an xã, phường, thị trấn;
- Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.
4.2. Quy trình làm thủ tục nhập khẩu về nhà chồng
Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký;
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.
Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4.3. Thời gian tiếp nhận và trả kết quả
Thời hạn trả kết quả là 07 ngày, kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ.
4.4. Lệ phí thực hiện thủ tục nhập khẩu về nhà chồng
Lệ phí làm thủ tục nhập khẩu vợ về nhà chồng hiện nay do các địa phương tự quy định.
5. Vợ có bắt buộc phải nhập hộ khẩu vào nhà chồng và ngược lại?
Để trả lời cho câu hỏi này thì chúng ta cùng tìm hiểu các quy định pháp luật lần lượt như sau.
Điều 20 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính. Về phần vợ chồng thoả thuận nơi cư trú thì Điều 43 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng quy định về nơi cư trú của vợ, chồng và khẳng định: Vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau nếu có thỏa thuận.
Căn cứ các quy định trên có thể hiểu là vợ có quyền nhập khẩu vào nhà chồng và ngược lại nếu có nhu cầu và có thoả thuận. Trường hợp không nhập hộ khẩu vào nhà chồng mà muốn ở hai nơi khác nhau thì cũng không sao cả tức là không bị coi là hành vi vi phạm pháp luật và không có chế tài nào xử lý hành vi trên. pháp luật cho phép vợ được nhập hộ khẩu vào nhà chồng nếu có nhu cầu mà không phải là yêu cầu bắt buộc. Trường hợp không nhập hộ khẩu vào nhà chồng thì cũng không bị coi là hành vi vi phạm và không phải chịu chế tài xử phạt.
Quy định về thủ tục nhập hộ khẩu về nhà vợ cơ bản cũng giống như quy định về thủ tục nhập khẩu về nhà chồng nên bài viết trên đã giới thiệu tất cả những thủ tục cần thiết về cách nhập khẩu về nhà chồng/nhà vợ. Hi vọng bài viết này bổ ích, nếu có bất cứ thắc mắc gì đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi.
Luatsu.com - Nền tảng kết nối dịch vụ pháp lý toàn quốc dễ dàng, tin cậy! Luatsu.com được biết đến với tư cách là đơn vị hàng đầu trong kết nối chủ động với các Luật sư uy tín, chuyên nghiệp trên toàn quốc; cung cấp dịch vụ pháp lý tiêu chuẩn, tiện lợi, nhanh chóng;… và hơn thế nữa. Luatsu.com cam kết mang đến cho khách hàng sự lựa chọn tốt nhất với đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm, và thành tựu trong việc tư vấn pháp lý và tranh tụng trong các lĩnh vực như: hôn nhân gia đình, đất đai, di chúc - thừa kế, doanh nghiệp, lao động, sở hữu trí tuệ,... đã và đang nhận được sự tín nhiệm, đánh giá cao từ rất nhiều khách hàng trong và ngoài nước. Hãy gọi ngay cho Luatsu.com qua HOTLINE: 1900 633437 hoặc để lại thông tin đăng ký để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời nhất! |