Đăng ký mã vạch sản phẩm là việc cá nhân, tổ chức đăng ký với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để được cấp giấy chứng nhận đăng ký mã số mã vạch. Vậy thủ tục đăng ký mã vạch sản phẩm doanh nghiệp hiện nay như thế nào?

1. Mã số mã vạch là gì?

Theo Quyết định 73/QĐ-TĐC của Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng thì Mã số mã vạch (MSMV) được dùng để nhận dạng tự động các đối tượng và vật phẩm, dịch vụ, tổ chức... (gọi tắt là vật phẩm), dựa trên việc ấn định một mã (số hoặc chữ - số) cho đối tượng cần phân định và thể hiện mã đó dưới dạng mã vạch để thiết bị đọc (máy quét) có thể đọc được và nhận biết được đối tượng đó một cách chính xác, nhanh chóng.

Mã số quốc gia của Việt Nam là 893.

2. Hồ sơ đăng ký mã số mã vạch sản phẩm

Theo quy định pháp luật hiện hành, hồ sơ đăng ký mã số mã vạch sản phẩm gồm:

  • Đơn đăng ký sử dụng MSMV (Mẫu số 12 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 74/2018/NĐ-CP 02 bản);
  • Bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Bản đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN (Mẫu số 12 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 74/2018/NĐ-CP 02 bản);
  • Giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền của người đi nộp hồ sơ;
  • Bản sảo chứng thực cá nhân giấy tờ pháp lý của người đi nộp hồ sơ.

3. Quy trình, thủ tục đăng ký mã vạch sản phẩm

thủ tục đăng ký mã vạch sản phẩm

Quy trình, thủ tục đăng ký mã vạch sản phẩm (Ảnh minh họa)

Thủ tục đăng ký mã vạch sản phẩm, hàng hóa gồm các bước như sau:

Bước 1Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ bản giấy gồm đầy đủ các giấy tờ nêu trên.

Bước 2Đăng ký tài khoản trên hệ thống quản lý mã số mã vạch 

Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ (điền đầy đủ thông tin có chữ ký của người đại diện theo pháp luật và dấu tròn của Công ty) doanh nghiệp tiến hành đăng ký tài khoản online để nộp hồ sơ online và theo dõi trạng thái hồ sơ.

Bước 3Nộp hồ sơ đăng ký mã số mã vạch trực tiếp tại Trung tâm mã số mã vạch quốc gia 

Sau khi tiền hành đăng ký tài khoản online và nộp hồ sơ trực tuyến thì doanh nghiệp mang hồ sơ bản giấy lên nộp trực tiếp tại Trung tâm mã số mã vạch quốc gia hoặc có thể nộp qua đường bưu điện và nộp lệ phí đăng kí mã số mã vạch (có thể nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản).

Thời hạn giải quyết hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ để sửa đổi, bổ sung;

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc cơ quan thường trực về mã số, mã vạch sẽ thông báo cho tổ chức, cá nhân về mã số thông qua địa chỉ Gmail đăng ký ban đầu;

- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đóng các khoản phí theo quy định, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận.

Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận không quá 03 năm kể từ ngày cấp.

Bước 4: Sau khi được cấp mã số đăng ký doanh nghiệp doanh nghiệp cần tiến hành tạo mã số mã vạch cho các sản phẩm của Công ty mình.

4. Chi phí đăng ký mã vạch sản phẩm

Trường hợp 1: Nếu sử dụng mã vạch Việt Nam thì chi phí đăng ký mã vạch sản phẩm và hướng dẫn sử dụng mã số mã vạch là:

- Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 (không phân biệt mã số đăng ký sử dụng): 1.000.000 đồng

- Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN): 300.000 đồng

- Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8): 300.000 đồng

Trường hợp 2: Nếu sử dụng mã vạch nước ngoài thì chi phí đăng ký mã số mã vạch nước ngoài như sau:

- Hồ sơ có ít hơn hoặc bằng 50 mã sản phẩm: 500.000 đồng/hồ sơ

- Hồ sơ trên 50 mã sản phẩm: 10.000 đồng/mã

Ngài ra, chủ sở hữu Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch cần phải nộp phí duy trì hàng năm, thời hạn nộp phí chậm nhất là ngày 30/6 hàng năm. Phí duy trì hằng năm cụ thể như sau:

- Phí sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 10 số: 500.000 đồng/năm;

- Phí sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 9 số: 800.000 đồng/năm;

- Phí sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 8 số: 1.500.000 đồng/năm;

- Phí sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 7 số: 2.000.000 đồng/năm;

- Phí sử dụng mã địa điểm toàn cầu GLN: 200.000 đồng/năm;

- Phí sử dụng mã số GTIN-8: 200.000 đồng/năm.

Lưu ý: Nếu nhận được Giấy chứng nhận sau ngày 30/06 thì chỉ cần nộp 50% mức phí duy trì của từng loại mã vừa nêu. Phí duy trì mã vạch các năm tiếp theo phải được nộp chậm nhất là ngày 30/06 hàng năm.

Việc đăng ký mã số mã vạch mang lại rất nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và cả người tiêu dùng. Vì vậy nhà nước khuyến khích doanh nghiệp đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm của doanh nghiệp mình góp phần phát triển kinh tế và xã hội của đất nước.


Luatsu.com - Nền tảng kết nối dịch vụ pháp lý toàn quốc dễ dàng, tin cậy!

Luatsu.com được biết đến với tư cách là đơn vị hàng đầu trong kết nối chủ động với các Luật sư uy tín, chuyên nghiệp trên toàn quốc; cung cấp dịch vụ pháp lý tiêu chuẩn, tiện lợi, nhanh chóng;… và hơn thế nữa.

Luatsu.com cam kết mang đến cho khách hàng sự lựa chọn tốt nhất với đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm, và thành tựu trong việc tư vấn pháp lý và tranh tụng trong các lĩnh vực như: hôn nhân gia đình, đất đai, di chúc - thừa kế, doanh nghiệp, hình sự, lao động, đầu tư, sở hữu trí tuệ,... đã và đang nhận được sự tín nhiệm, đánh giá cao từ rất nhiều khách hàng trong và ngoài nước.

Hãy gọi ngay cho Luatsu.com qua HOTLINE: 1900 633437 hoặc để lại thông tin đăng ký để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời nhất!