Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là điều mà doanh nghiệp nên làm để ngăn chặn nguy cơ về tranh chấp bản quyền, bảo vệ thương hiệu. Vậy đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là gì? Hồ sơ, thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ra sao? Hãy cùng Luatsu.com giải đáp vấn đề này tại bài viết sau đây.
1. Bảo hộ thương hiệu, bảo hộ nhãn hiệu là gì?
Theo quy định Luật Sở hữu trí tuệ, bảo hộ thương hiệu, bảo hộ nhãn hiệu hay còn gọi là bảo hộ logo độc quyền là thủ tục hành chính đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ bảo hộ các dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau thông qua việc cấp văn bằng bảo hộ cho thương hiệu.
Như vậy, nhãn hiệu - thương hiệu của một tổ chức, cá nhân,... chỉ được bảo hộ khi tổ chức, cá nhân,... đó tiến hành đăng ký bảo hộ thương hiệu, bảo hộ nhãn hiệu độc quyền.
2. Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Theo quy định của pháp luật, hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu bao gồm những tài liệu sau đây:
- Thông tin của người nộp đơn - Chủ sở hữu đăng ký nhãn hiệu (theo giấy đăng ký kinh doanh; chứng minh nhân dân)
- Bản mô tả logo (nhãn hiệu): ý nghĩa, màu sắc, phần dịch từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt nếu nhãn hiệu có chữ nước ngoài
- Danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được phân nhóm theo bảng danh mục phân loại Quốc tế.
- Giấy ủy quyền cho luật sư của dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu để thực hiện công việc
- Bản sao đăng ký kinh doanh dùng để phân nhóm sản phẩm
- Mẫu nhãn hiệu: 09 mẫu
3. Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu (Ảnh minh họa)
Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo quy định hiện hành gồm các bước sau đây:
Bước 1: Tra cứu thương hiệu được bảo hộ để tránh sự trùng lặp
Cách thức tra cứu thương hiệu được bảo hộ như sau:
- Truy cập vào địa chỉ tra cứu nhãn hiệu: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php.
- Nhập thông tin nhãn hiệu cần tra cứu vào ô nhãn hiệu tìm kiếm
- Nhập thông tin phân loại hình vào ô phân loại hình (nếu là nhãn hình).
- Nhập thông tin nhóm sản phẩm/ dịch vụ vào ô nhóm sản phẩm/ dịch vụ (Ví dụ: nhóm 12) và thông tin về tên sản phẩm/ dịch vụ (Ví dụ: Xe ô tô).
- Sau khi đã nhập đầy đủ các thông tin trên thì click vào nút tìm kiếm.
Bước 2: Nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại: Cục Sở hữu trí tuệ hoặc tại các địa điểm tiếp nhận đơn khác do Cục Sở hữu trí tuệ thiết lập.
Đơn cũng có thể được gửi qua bưu điện tới các địa điểm tiếp nhận đơn nói trên. Cục Sở hữu trí tuệ không gửi trả lại các tài liệu đã nộp (trừ bản gốc tài liệu nộp để kiểm tra khi đối chiếu với bản sao).
Hiện nay có thể nộp tại Cục sở hữu trí tuệ ở Hà Nội hoặc hai văn phòng đại diện ở TP. Hồ Chí Minh và TP. Đà Nẵng.
Bước 3: Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định đơn và ra thông báo kết quả đơn
Thẩm định hình thức đơn là việc kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không.
Đơn hợp lệ sẽ được xem xét tiếp. Đơn không hợp lệ sẽ bị từ chối (không xem xét tiếp).
Thời hạn thẩm định hình thức đơn: là 01 (một) tháng kể từ ngày nộp đơn. Trong trường hợp Công ty chủ động yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn, hoặc phản hồi thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ thì thời hạn thẩm định hình thức được kéo dài thêm 10 (mười) ngày.
Bước 4: Cục Sở hữu trí tuệ công bố đơn đăng ký thương hiệu trên Công báo của Cục Sở hữu trí tuệ
Bước 5: Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định nội dung đơn
Mọi đơn đã được chấp nhận hợp lệ đều được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp. Công ty phải nộp lệ phí công bố đơn.
Thời hạn công bố: là 02 (hai) tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ.
Bước 6: Thông báo kết quả xét nghiệm nội dung cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ
Nếu văn bằng bảo hộ được cấp, chủ đơn cần đóng phí cấp văn bằng trong thời hạn. Khoảng 2 tháng sẽ nhận được văn bằng bảo hộ.
Nếu bị từ chối cấp bằng, nếu chủ đơn thấy chưa thỏa đáng có thể làm thủ tục phúc đáp với Cục Sở hữu trí tuệ để trao đổi khả năng cấp bằng của mình.
4. Lệ phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là khoản phí mà người nộp đơn phải trả cho cơ quan đăng ký. Về cơ bản, chi phí đăng ký thương hiệu hết bao nhiêu tiền phụ thuộc vào nhóm sản phẩm/dịch vụ mà thương hiệu dự định độc quyền tại Việt Nam.
Có thể sơ lược Chi phí, lệ phí doanh nghiệp cần phải nộp như sau:
- Lệ phí nộp đơn 75.000VNĐ;
- Phí công bố đơn 120.000VNĐ
- Phí tra cứu phục vụ thẩm định nội dung 180.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ;
- Phí thẩm định nội dung: 550.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ.
Từ sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi, bạn phải trả thêm:
- Phí tra cứu là: 30.000VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ
- Phí thẩm định nội dung: 120.000VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ
Ngoài ra, hiện nay các bên cung cấp dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiêu cũng công khai báo giá dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền. Phí này sẽ được tính dựa trên phạm vi bảo hộ, nhóm sản phẩm/dịch vụ mà nhãn hiệu muốn độc quyền. Và thường được chia làm hai nhóm phí như sau:
- Lệ phí nhà nước cấp giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu
- Phí dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu
5. Thời gian đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Như đã đề cập ở phần đầu bài viết, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là một thủ tục pháp lý khá phức tạp nên thời gian đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cũng diễn ra khá dài. Theo luật định thì tổng thời gian là 13 tháng. Tuy nhiên có những doanh nghiệp đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nhưng tình trạng đơn không hợp lệ, bị khiếu nại, từ chối cấp văn bằng bảo hộ thì thời gian đăng ký bảo hộ nhãn hiệu có khi lên đến 2-3 năm. Đây cũng là 1 trong những lý do mà doanh nghiệp nên sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhờ sự tư vấn của các luật sư để kết quả thẩm định đơn được diễn ra một cách nhanh chóng.
6. Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu
Khoản 6 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về hiệu lực của văn bằng bảo hộ như sau:
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.
Như vậy, thời hạn bảo hộ của nhãn hiệu là 10 năm, tuy nhiên chủ sở hữu nhãn hiệu có thể xin gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm và có thể được bảo hộ mãi mãi nếu được gia hạn đúng hạn. Trong vòng 06 tháng trước ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực, chủ sỡ hữu nhãn hiệu phải nộp đơn yêu cầu gia hạn và lệ phí theo quy định cho Cục Sở hữu trí tuệ.
Luatsu.com - Nền tảng kết nối dịch vụ pháp lý toàn quốc dễ dàng, tin cậy! Luatsu.com được biết đến với tư cách là đơn vị hàng đầu trong kết nối chủ động với các Luật sư uy tín, chuyên nghiệp trên toàn quốc; cung cấp dịch vụ pháp lý tiêu chuẩn, tiện lợi, nhanh chóng;… và hơn thế nữa. Luatsu.com cam kết mang đến cho khách hàng sự lựa chọn tốt nhất với đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm, và thành tựu trong việc tư vấn pháp lý và tranh tụng trong các lĩnh vực như: hôn nhân gia đình, đất đai, di chúc - thừa kế, doanh nghiệp, lao động, sở hữu trí tuệ,... đã và đang nhận được sự tín nhiệm, đánh giá cao từ rất nhiều khách hàng trong và ngoài nước. Hãy gọi ngay cho Luatsu.com qua HOTLINE: 1900 633437 hoặc để lại thông tin đăng ký để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời nhất! |