Người có nhu cầu đang ký kết hôn cần phải chuẩn bị hồ sơ, thực hiện thủ tục như thế nào. Bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn chi tiết thủ tục đăng ký kết hôn mới nhất theo quy định hiện hành.

1. Điều kiện đăng ký kết hôn

Để có thể thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn thì hai bên nam, nữ phải đáp ứng một số điều kiện nêu tại Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 như:

- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

- Việc kết hôn do hai bên tự nguyện quyết định;

- Hai bên không bị mất năng lực hành vi dân sự;

- Không thuộc các trường hợp bị cấm kết hôn như: Kết hôn giả tạo; tảo hôn; cưỡng ép kết hôn; đang có vợ hoặc chồng mà kết hôn với người khác, kết hôn trong phạm vi 3 đời…

2. Hồ sơ cần chuẩn bị để thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn

nội dung hợp đồng mua đất không có sổ đỏ

Nội dung hợp đồng mua đất không có sổ đỏ (Ảnh minh họa)

Đăng ký kết hôn cần giấy tờ gì là điều mà nhiều cặp đôi quan tâm khi thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn. Theo đó, hồ sơ cần chuẩn bị để thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn gồm:

- Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu;

- Chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ Căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh. Lưu ý, những loại giấy tờ này đều phải đang còn thời hạn sử dụng;

- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do UBND cấp xã nơi cư trú cấp.

3. Nơi nộp hồ sơ đăng ký kết hôn

Người có yêu cầu đăng ký kết hôn thì đến nộp hồ sơ trực tiếp tại nơi đăng ký kết hôn là UBND cấp xã có thẩm quyền (bên nam hoặc bên nữ có thể trực tiếp nộp hồ sơ mà không cần có văn bản ủy quyền của bên còn lại).

4. Quy trình, thủ tục đăng ký kết hôn

- Sau khi nhận hồ sơ đăng ký kết hôn, cán bộ UBND cấp xã có thẩm quyền sẽ kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình.

- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn ngay để người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định;trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì người tiếp nhận phải lập văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, tên của người tiếp nhận.

- Ngay sau khi tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định, công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã.

Trường hợp Chủ tịch UBND cấp xã đồng ý giải quyết thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ đăng ký kết hôn.

Khi trả kết quả đăng ký kết hôn, công chức tư pháp - hộ tịch hướng dẫn hai bên nam, nữ kiểm tra nội dung trong Sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn.

Nếu các bên thấy nội dung đúng, phù hợp với hồ sơ đăng ký kết hôn thì công chức tư pháp - hộ tịch cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ và hướng dẫn các bên cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn, Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ, mỗi bên được nhận 01 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn; số lượng bản sao Trích lục kết hôn được cấp theo yêu cầu.

5. Thời gian nhận giấy chứng nhận đăng ký kết hôn là bao lâu?

Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì Giấy chứng nhận kết hôn được cấp ngay sau khi cán bộ tư pháp nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ và xét thấy đủ điều kiện kết hôn.

Trong trường hợp nếu cần xác minh thêm các điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn cấp Giấy chứng nhận kết hôn không quá 05 ngày làm việc.

Do đó, có thể thấy thời hạn cấp Giấy đăng ký kết hôn là ngay sau khi hai bên được xét đủ điều kiện kết hôn và được UBND nơi có thẩm quyền thực hiện đăng ký kết hôn cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.

6. Lệ phí khi thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn

Đăng ký kết hôn có mất phí không là vấn đề được nhiều cặp đôi quan tâm.

Theo quy định tại Luật hộ tịch thì công dân Việt Nam cư trú trong nước đăng ký kết hôn thì được miễn lệ phí đăng ký kết hôn.

Những trường hợp còn lại theo Điều 3 Thông tư 85/2019 sẽ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.

7. Thủ tục đăng ký kết hôn lần 2

Đối với những người thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn lần 2 thì hồ sơ giấy tờ chuẩn bị cho việc đăng ký kết hôn cũng giống như đăng ký kết hôn lần đầu. Tuy nhiên, cần phải chuẩn bị thêm một loại giấy tờ đó là: Quyết định hoặc bản án ly hôn của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nếu trước đó đã từng kết hôn và ly hôn.

Còn lại trình tự thủ tục thực hiện tương tự như việc thực hiện đăng ký kết hôn lần đầu.

8. Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Việc kết hôn có yếu tố nước ngoài thì căn cứ theo Điều 30 Nghị định 123/2015, hồ sơ cần chuẩn bị gồm:

- Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu);

- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân còn giá trị sử dụng, do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp thể hiện nội dung: Hiện tại người nước ngoài này không có vợ/có chồng. Nếu nước đó không cấp thì thay bằng giấy tờ khác xác định người này đủ điều kiện đăng ký kết hôn.

- Giấy xác nhận không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác, có đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của mình (do cơ quan y tế của thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận).

- Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu (bản sao).

Công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài thì nơi nộp hồ sơ sẽ UBND cấp huyện.

Quy trình và thủ tục thực hiện như thủ tục đăng ký kết hôn bình thường đã được chúng tôi trình bày ở trên.

9. Thủ tục đăng ký kết hôn online

Hiện nay, nhiều tỉnh, thành đã triển khai đăng ký kết hôn online để thuận tiện hơn trong việc đi lại, thực hiện thủ tục giấy tờ.

Theo đó, để thực hiện việc đăng ký kết hôn qua mạng, công dân tại tỉnh, thành nào sẽ truy cập vào Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh đó để thực hiện các thao tác đăng ký.

Sau khi đăng ký qua mạng thành công phải chú ý tin nhắn hoặc email để liên tục cập nhật tình hình hồ sơ của mình và xác nhận lại thông tin.

Lưu ý: Khi đi lấy kết quả vợ chồng phải cùng có mặt, mang đầy đủ bản chính để kiểm tra, đối chiếu và ký vào Tờ khai cũng như Giấy chứng nhận kết hôn và Sổ hộ tịch.

10. Tra cứu đăng ký kết hôn như thế nào?

Tra cứu đăng ký kết hôn là hình thức sử dụng phần mềm tìm kiếm thông tin gia đình của một người cụ thể online, thông qua thông tin nhân khẩu trong gia đình của người đó, chúng ta có thể xác định được các mối quan hệ trong nhân khẩu được thể hiện như: Chủ hộ, vợ, chồng, con cái…

Khi tra cứu thông tin nhân khẩu của một người, chúng ta sẽ có những thông tin cơ bản sau: Địa chỉ hộ khẩu, họ tên chủ hộ, họ tên của các thành viên trong hộ khẩu, quan hệ với chủ hộ (Vợ, chồng, con cái), ngày tháng năm sinh, số chứng minh thư/căn cước công dân của các thành viên trong gia đình.

Trên đây là toàn bộ thông tin cũng như hướng dẫn thủ tục đăng ký kết hôn mới nhất hiện nay. Nếu có bất cứ thắc mắc gì đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi. Luatsu.com sẵn sàng hỗ trợ.


Luatsu.com - Nền tảng kết nối dịch vụ pháp lý toàn quốc dễ dàng, tin cậy!

Luatsu.com được biết đến với tư cách là đơn vị hàng đầu trong kết nối chủ động với các Luật sư uy tín, chuyên nghiệp trên toàn quốc; cung cấp dịch vụ pháp lý tiêu chuẩn, tiện lợi, nhanh chóng;… và hơn thế nữa.

Luatsu.com cam kết mang đến cho khách hàng sự lựa chọn tốt nhất với đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm, và thành tựu trong việc tư vấn pháp lý và tranh tụng trong các lĩnh vực như: hôn nhân gia đình, đất đai, di chúc - thừa kế, doanh nghiệp, lao động, sở hữu trí tuệ,... đã và đang nhận được sự tín nhiệm, đánh giá cao từ rất nhiều khách hàng trong và ngoài nước.

 Hãy gọi ngay cho Luatsu.com qua HOTLINE: 1900 633437 hoặc để lại thông tin đăng ký để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời nhất!