- 1. Thông báo mẫu dấu và đăng ký chữ ký số của DN
- 2. Treo biển hiệu tại trụ sở công ty
- 3. Mở tài khoản ngân hàng
- 4. Đăng ký thuế ban đầu
- 5. Kê khai lệ phí môn bài
- 6. Bổ nhiệm kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán
- 7. Lập sổ đăng ký thành viên, sổ đăng ký cổ đông
- 8. Đăng ký sử dụng hóa đơn
- 10. Xây dựng và đăng ký Nội quy lao động
- 11. Khai trình sử dụng lao động lần đầu khi bắt đầu hoạt động
- 12. Xây dựng Thang lương, Bảng lương
Để một doanh nghiệp vận hành thì việc đăng ký hoạt động doanh nghiệp chưa phải là xong. Vì thế doanh nghiệp cần phải lưu ý những việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp. Bài viết này sẽ liệt kê những thủ tục trên để quý doanh nghiệp nắm rõ hơn.
1. Thông báo mẫu dấu và đăng ký chữ ký số của DN
Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định doanh nghiệp có quyết định số lượng, hình thức và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nội dung con dấu phải thể hiện được 2 thông tin quan trọng là: tên doanh nghiệp, mã số thuế của doanh nghiệp. Trước đây thì Doanh nghiệp còn phải làm thủ tục thông báo mẫu dấu với Sở Kế hoạch & Đầu tư. Tuy nhiên khi Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực thì quy định này đã bị bãi bỏ.
Việc đăng ký chữ ký số của doanh nghiệp không phải là điều bắt buộc. Tuy nhiên, trong hoạt động kinh doanh, hầu hết các doanh nghiệp đều chọn Chữ ký số. Bởi trong một số trường hợp đặc biệt doanh nghiệp phải sử dụng chữ ký số. Với chữ ký số, doanh nghiệp có thể dễ dàng kê khai, nộp thuế điện tử, kê khai hải quan điện tử, kê khai bảo hiểm xã hội điện tử, giao dịch trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, đấu thầu điện tử… mà không không cần phải đi lại, quả thật rất tiện lợi.
2. Treo biển hiệu tại trụ sở công ty
Biển hiệu là đặc điểm nhận dạng của doanh nghiệp vậy nên khi đã thành lập doanh nghiệp thì Công ty cần phải treo bảng hiệu, gắn tên tại trụ sở chi chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp theo quy định tại điều 34 Luật quảng cáo như sau:
- Đối với biển hiệu ngang thì chiều cao tối đa là 02 mét (m), chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà;
- Đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 01 mét (m), chiều cao tối đa là 04 mét (m) nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu;
- Biển hiệu không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hoả; không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng.
Doanh nghiệp nếu không thực hiện việc treo bảng hiệu như quy định có thể bị xử phạt lên đến 50 triệu đồng. Điều này được quy định Điều 52 Nghị định 122/2021/NĐ-CP.
3. Mở tài khoản ngân hàng
Theo quy định hiện hành thì Doanh nghiệp có thể mở tài khoản Ngân hàng hoặc không chứ không bắt buộc. Tuy nhiên một trong các bước sau khi thành lập doanh nghiệp mà các công ty quan tâm đó là thực hiện mở tài khoản ngân hàng. Bởi tài khoản ngân hàng là điều kiện để DN đăng ký nộp thuế điện tử hay khi thực hiện các giao dịch trên 20 triệu đồng thì cần phải có tài khoản ngân hàng. Ngoài ra việc mở tài khoản ngân hàng sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hình ảnh của công ty trong giao dịch, thanh toán.
4. Đăng ký thuế ban đầu
Thủ tục thuế sau khi thành lập doanh nghiệp là thủ tục bắt buộc. Sau khi đã nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và đã thông báo sử dụng mẫu con dấu, thì doanh nghiệp phải liên hệ với cơ quan quản lý thuế trực tiếp để nộp một số giấy tờ khai thuế ban đầu.
5. Kê khai lệ phí môn bài
Một trong những việc phải làm sau khi thành lập doanh nghiệp đó là kê khai lệ phí môn bài.
Nếu doanh nghiệp có chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh (sau đây gọi chung là Đơn vị phụ thuộc) kinh doanh ở cùng địa phương cấp tỉnh; thì, doanh nghiệp thực hiện khai, nộp lệ phí môn bài cho các Đơn vị phụ thuộc đó với Chi cục Thuế quản lý trực tiếp của doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp có Đơn vị phụ thuộc kinh doanh ở khác địa phương cấp tỉnh; thì, các Đơn vị phụ thuộc đó tự khai, nộp lệ phí môn bài với Chi cục Thuế quản lý trực tiếp mình.
Doanh nghiệp và Đơn vị phụ thuộc khai lệ phí môn bài một lần khi mới ra hoạt động, kinh doanh, chậm nhất là vào ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh;
Trường hợp mới thành lập nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải khai lệ phí môn bài trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.
6. Bổ nhiệm kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán
Bổ nhiệm kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán (Ảnh minh họa)
Theo Điều 20 Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định thì nếu doanh nghiệp không thuộc trong lĩnh vực nhà nước theo điều 20 hoặc không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ thì bắt buộc phải có kế toán trưởng.
Các doanh nghiệp chưa bổ nhiệm được kế toán trưởng ngay thì phải bố trí người phụ trách kế toán (Nhưng cũng chỉ được tối đa là 12 tháng, sau đó phải bố trí người làm kế toán trưởng).
Có thể hiểu khái niệm doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng cụ thể:
- Số lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội: bình quân năm không quá 10 người;
- Tổng nguồn vốn: không quá 03 tỷ đồng;
- Tổng doanh thu: không quá 03 tỷ đồng/năm.
DN siêu nhỏ hoạt động trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng là những doanh nghiệp như sau:
- Số lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội: bình quân năm không quá 10 người;
- Tổng nguồn vốn: không quá 03 tỷ đồng;
- Tổng doanh thu: không quá 10 tỷ đồng/năm.
(Quy định tại điều 5 Nghị định 80/2021/NĐ-CP)
7. Lập sổ đăng ký thành viên, sổ đăng ký cổ đông
Tuỳ loại hình doanh nghiệp mà một trong các thủ tục cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp là lập sổ đăng ký thành viên đối với Công ty TNHH, sổ đăng ký cổ đông đối với Công ty Cổ phần, việc lập sổ này sẽ được lưu trữ tại trụ sở chính doanh nghiệp hoặc trung tâm lưu ký chứng khoán đối với sổ đăng ký cổ đông.
8. Đăng ký sử dụng hóa đơn
Từ ngày 01/7/2022, theo quy định Luật Quản lý thuế 2019 và Nghị định 123/2020/NĐ-CP, cơ sở kinh doanh phải sử dụng hóa đơn điện tử.
Trường hợp chưa đủ điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin để sử dụng hóa đơn điện tử thì sử dụng hóa đơn theo quy định tại Nghị định 51/2010/NĐ-CP và 04/2014/NĐ-CP, đồng thời thực hiện gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế theo Mẫu số 03/DL-HĐĐT (Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP) cùng với việc nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng.
Theo đó, DN của bạn sẽ sử dụng hóa đơn theo hướng dẫn của Cơ quan thuế.
10. Xây dựng và đăng ký Nội quy lao động
Theo Điều 69 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về nội quy lao động thì:
Người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động, nếu sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì nội quy lao động phải bằng văn bản. Doanh nghiệp dưới 10 người thì không phải đăng ký nội quy lao động mà chỉ cần thỏa thuận nội dung về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất trong hợp đồng lao động.
Nội quy lao động sau khi ban hành phải được gửi đến từng tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) và thông báo đến toàn bộ người lao động, đồng thời niêm yết nội dung chính ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc.
11. Khai trình sử dụng lao động lần đầu khi bắt đầu hoạt động
Khoản 2 Điều 12 Bộ luật Lao động 2019 quy định: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động, Doanh nghiệp phải khai trình việc sử dụng lao động với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (nếu doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp) nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện. Số lượng người lao động khai trình không bao gồm những người đang thử việc.
12. Xây dựng Thang lương, Bảng lương
Theo Điều 93 Bộ luật Lao động 2019 quy định về Xây dựng thang lương, bảng lương, cụ thể:
- Doanh nghiệp nhất thiết phải xây dựng Thang lương, Bảng lương của mình. Đây là cơ sở để thực hiện tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động
- Doanh nghiệp phải căn cứ theo Mức lương tối thiểu vùng hiện hành để quy định mức lương cho từng chức danh, công việc, nhóm công việc sao cho phù hợp với các nguyên tắc mà pháp luật quy định.
- Thang lương, Bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện
Trên đây là toàn bộ các việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp. Như vậy chúng tôi đã hướng dẫn chi tiết nếu gặp bất cứ vướng mắc gì khi làm các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp vui lòng liên hệ luatsu.com qua hotline: 1900 633 437 để gặp luật sư tư vấn hỗ trợ sớm nhất.
Luatsu.com - Nền tảng kết nối dịch vụ pháp lý toàn quốc dễ dàng, tin cậy! Luatsu.com được biết đến với tư cách là đơn vị hàng đầu trong kết nối chủ động với các Luật sư uy tín, chuyên nghiệp trên toàn quốc; cung cấp dịch vụ pháp lý tiêu chuẩn, tiện lợi, nhanh chóng;… và hơn thế nữa. Luatsu.com cam kết mang đến cho khách hàng sự lựa chọn tốt nhất với đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm, và thành tựu trong việc tư vấn pháp lý và tranh tụng trong các lĩnh vực như: hôn nhân gia đình, đất đai, di chúc - thừa kế, doanh nghiệp, lao động, sở hữu trí tuệ,... đã và đang nhận được sự tín nhiệm, đánh giá cao từ rất nhiều khách hàng trong và ngoài nước. Hãy gọi ngay cho Luatsu.com qua HOTLINE: 1900 633437 hoặc để lại thông tin đăng ký để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời nhất! |