Để được cơ quan đăng ký kinh doanh chấp thuận hồ sơ đăng ký kinh doanh cũng như được đi vào hoạt động trên thực tế hợp pháp, khi thành lập doanh nghiệp cần phải lưu ý những vấn đề sau:

1. Về chủ thể thành lập doanh nghiệp

Để có thể thành lập doanh nghiệp thì người đó cần đáp ứng đủ điều kiện về năng lực hành vi dân sự; có các loại giấy tờ tùy thân theo quy định như chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực pháp luật. Ngoài ra không thuộc một trong những đối tượng không được phép thành lập doanh nghiệp được quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020.

Xem thêm: 9 đối tượng không được thành lập doanh nghiệp

2. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp

Theo quy định hiện hành tại Luật doanh nghiệp 2020,  các loại hình doanh nghiệp mà khách hàng có thể lựa chọn bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân. 

Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những ưu và nhược điểm khác nhau. Do đó, khi bắt đầu thành lập công ty, người thành lập phải nắm rõ tình hình vốn của mình, nhu cầu kinh doanh, kêu gọi vốn, nếu muốn tự chủ động điều hành công ty và chấp nhận rủi ro (phạm vi tài chính cho phép) thì doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh là lựa chọn tối ưu. Nhưng nếu để an toàn khi mới thành lập doanh nghiệp, cũng như có các bước đi cẩn trọng ban đầu thì loại hình công ty TNHH là lựa chọn ưu tiên. Mặt khác, nếu người thành lập muốn kêu gọi vốn góp, linh hoạt trong vận hành công ty và tham gia được vào thị trường chứng khoán, công ty cổ phần là giải pháp.

Hiện nay thì các loại hình doanh nghiệp có thể chuyển đổi qua lại với nhau, tuy nhiên điều này sẽ tốn thời gian và chi phí, do vậy thì cần nên tham khảo trước khi đi vào  thành lập doanh nghiệp.

3. Lưu ý về vốn góp thành lập doanh nghiệp

lưu ý về vốn góp thành lập doanh nghiệpLưu ý về vốn góp thành lập doanh nghiệp (Ảnh minh họa)

Chắc hẳn mọi người không quên những câu chuyện về việc đăng ký doanh nghiệp với vốn điều lệ mấy trăm nghìn tỉ rồi sau đó bị phạt vì không góp đủ vốn.

Pháp luật hiện nay có những chế tài quy định xử phạt về hành vi khai khống vốn điều lệ, cho nên trước khi đăng ký doanh nghiệp mọi người phải cân nhắc thật kỹ về năng lực tài chính của mình để tiến hành xem xét việc góp vốn sao cho phù hợp. Tránh việc khai vốn quá cao, sau đó không góp đủ vốn thì có thể sẽ bị xử phạt hành chính.

Hiện nay, Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tối đa về hành vi kê khai khống vốn điều lệ, tùy theo mức độ kê khai mà người kê khai khống có thể bị xử phạt lên tới 100 triệu đồng.

4. Về ngành nghề kinh doanh

Tên công ty có ý nghĩa vai trò quan trọng cho các doanh nghiệp. Ngoài ra thì khi đặt tên phải đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật, tránh những điều pháp luật cấm. 

Theo quy định, doanh nghiệp hiện nay có quyền kinh doanh bất cứ ngành nghề nào pháp luật không cấm tuy nhiên cần phải tiến hành đăng ký với cơ quan Đăng ký kinh doanh trước khi hoạt động. Do đó trước khi thành lập, cá nhân tổ chức cần lưu ý xem ngành nghề mình dự định kinh doanh có thuộc danh sách ngành bị cấm hay kinh doanh có điều kiện hay không để thực hiện quá trình kinh doanh đúng quy định của pháp luật.

Theo đó, doanh nghiệp không được phép kinh doanh các ngành, nghề cấm kinh doanh quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư 2020 dưới đây:

  • Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;
  • Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;
  • Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;
  • Kinh doanh mại dâm;
  • Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
  • Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
  • Kinh doanh pháo nổ;
  • Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

5. Lưu ý về tên doanh nghiệp

Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

  • Loại hình doanh nghiệp;
  • Tên riêng.

Tên công ty cổ phần không được phạm những điều cấm sau:

- Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 41 của Luật Doanh nghiệp năm 2020.

- Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

- Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Việc đặt tên có trùng, có nhầm lẫn hay không mọi người có thể kiểm tra tại trang dangkykinhdoanh.gov.vn.

Trên đây là một số nội dung mà các cá nhân, tổ chức phải lưu ý khi thành lập doanh nghiệp để doanh nghiệp của mình có thể đi vào hoạt động hợp pháp, tránh những vấn đề không đáng có như hồ sơ đăng ký doanh nghiệp không được chấp thuận hoặc thậm chí có thể bị xử lý vi phạm hành chính. 


Luatsu.com - Nền tảng kết nối dịch vụ pháp lý toàn quốc dễ dàng, tin cậy!

Luatsu.com được biết đến với tư cách là đơn vị hàng đầu trong kết nối chủ động với các Luật sư uy tín, chuyên nghiệp trên toàn quốc; cung cấp dịch vụ pháp lý tiêu chuẩn, tiện lợi, nhanh chóng;… và hơn thế nữa.

Luatsu.com cam kết mang đến cho khách hàng sự lựa chọn tốt nhất với đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm, và thành tựu trong việc tư vấn pháp lý và tranh tụng trong các lĩnh vực như: hôn nhân gia đình, đất đai, di chúc - thừa kế, doanh nghiệp, lao động, sở hữu trí tuệ,... đã và đang nhận được sự tín nhiệm, đánh giá cao từ rất nhiều khách hàng trong và ngoài nước.

Hãy gọi ngay cho Luatsu.com qua HOTLINE: 1900 633437 hoặc để lại thông tin đăng ký để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời nhất!