Giải thể doanh nghiệp là gì? Thời gian giải thể mất bao lâu, thủ tục giải thể thực hiện ra sao. Bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn thủ tục giải thể doanh nghiệp mới nhất theo quy định pháp luật hiện hành.

1. Lý do giải thể doanh nghiệp

Trong thị trường lao động đầy biến động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp vì đó không thể tiếp tục duy trì, phát triển công ty thích ứng với xã hội nên dẫn đến việc doanh nghiệp bị giải thể. Theo đó, thủ tục giải thể doanh nghiệp được hiểu là việc chấm dứt tư cách pháp nhân và các quyền, nghĩa vụ liên quan của doanh nghiệp.

2. Các trường hợp giải thể doanh nghiệp

Theo luật quy định thì doanh nghiệp bị giải thể trong trường hợp sau đây:

- Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

- Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;

- Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật Doanh nghiệp trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

- Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.

3. Điều kiện giải thể doanh nghiệp

Doanh nghiệp chỉ được thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác;

- Không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài.

Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.

Như vậy, dù là trường hợp tự nguyện giải thể hay bắt buộc giải thể thì doanh nghiệp cũng phải đáp ứng điều kiện này mới được giải thể, nếu không doanh nghiệp sẽ không thể chấm dứt hoạt động bằng thủ tục giải thểdoanh nghiệp. Trên thực tế, việc đòi hỏi doanh nghiệp giải thể phải thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản là điều không hề đơn giản.

4. Hồ sơ giải thể doanh nghiệp

Hồ sơ thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp sẽ bao gồm các tài liệu sau:

  • Thông báo về giải thể doanh nghiệp;
  • Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp; danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có);
  • Con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu (nếu có);
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Xác nhận của cơ quan thuế về việc hoàn tất thủ tục đóng mã số thuế (Thông báo hoàn thành thủ tục giải thể tại cơ quan thuế).cách giải thể công ty.
  • Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
  • Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc giải thể doanh nghiệp. thủ tục giải thể công ty với cơ quan thuế.

5. Thủ tục giải thể doanh nghiệp

thủ tục giải thể doanh nghiệp

Thủ tục giải thể doanh nghiệp (Ảnh minh họa)

Trình tự thủ tục giải thể doanh nghiệp được thực hiện theo từng trường hợp nhất định và các bước giải thể doanh nghiệp cụ thể như sau:

5.1. Trường hợp đăng ký trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính

Điều 207 Luật Doanh nghiệp quy định thủ tục giải thể doanh nghiệp được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Thông báo việc giải thể doanh nghiệp tới Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính

- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua nghị quyết, quyết định giải thể quy định tại khoản 1 Điều 208 Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp gửi thông báo về việc giải thể doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

- Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo về việc giải thể doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh phải đăng tải các giấy tờ quy định và thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng đang làm thủ tục giải thể và gửi thông tin về việc giải thể của doanh nghiệp cho Cơ quan thuế. Doanh nghiệp thực hiện thủ tục hoàn thành nghĩa vụ thuế với Cơ quan thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế.

Bước 2: Sau khi thanh toán hết các khoản nợ, doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký giải thể đến Phòng đăng ký kinh doanh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký giải thể doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

- Trước khi nộp hồ sơ đăng ký giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.

- Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký giải thể doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin về việc doanh nghiệp đăng ký giải thể cho Cơ quan thuế. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin của Phòng Đăng ký kinh doanh, Cơ quan thuế gửi ý kiến về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp đến Phòng đăng ký kinh doanh. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký giải thể doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng đã giải thể nếu không nhận được ý kiến từ chối của Cơ quan thuế, đồng thời ra thông báo về việc giải thể của doanh nghiệp.

- Sau thời hạn 180 ngày kể từ ngày Phòng Đăng ký kinh doanh nhận được thông báo kèm theo nghị quyết, quyết định giải thể của doanh nghiệp mà Phòng Đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ đăng ký giải thể của doanh nghiệp và ý kiến phản đối bằng văn bản của bên có liên quan, Phòng Đăng ký kinh doanh chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng đã giải thể, gửi thông tin về việc giải thể của doanh nghiệp cho Cơ quan thuế, đồng thời ra thông báo về việc giải thể của doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn nêu trên.

5.2. Trường hợp đăng ký giải thể doanh nghiệp qua mạng điện tử sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh

- Người nộp hồ sơ sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh để kê khai thông tin, tải văn bản điện tử và ký xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử và thanh toán phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy trình trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn). Trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh, văn bản ủy quyền phải có thông tin liên hệ của người ủy quyền để xác thực việc nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

- Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người nộp hồ sơ sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

- Phòng Đăng ký kinh doanh cấp đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp trong trường hợp hồ sơ đủ điều kiện và thông báo cho doanh nghiệp về việc cấp đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo qua mạng thông tin điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

6. Hậu quả pháp lý của giải thể doanh nghiệp

Trên thực tế hiện nay có khá nhiều công ty không có khả năng để thích ứng với nhu cầu thị trường và việc hoạt động kinh doanh của công ty bị kém hiệu quả, sau đó dẫn đến hậu quả là phải tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp.

Hậu quả pháp lý của giải thể doanh nghiệp là chấm dứt hoàn toàn hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải trả các khoản nợ và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính như (thuế, nợ nhân công, đối tác kinh doanh,..) cần phải thực hiện xong mới có thể giải thể nhanh chóng. Ngoài ra, giải thể doanh nghiệp còn gây ra những hậu quả như thất nghiệp hay nợ nần. Đồng thời làm giảm đi sự phát triển của nền kinh tế của một vùng lãnh thổ hay một quốc gia.

7. Không làm thủ tục giải thể doanh nghiệp có bị sao không?

Có rất nhiều doanh nghiệp thắc mắc không tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp thì có bị xử lý hành chính hay xử lý hình sự gì hay không?

Trên nguyên tắc thì nếu doanh nghiệp không tiến hành giải thể thì sẽ không bị xử lý hình sự bởi hành vi không tiến hành giải thể của doanh nghiệp không làm ảnh hưởng đến lợi ích của toàn xã hội, lợi ích của Nhà nước. Vì vậy, khi doanh nghiệp không tiến hành giải thể thì không xử lý hình sự.

Tuy không bị xử lý hình sự nhưng đối với hành vi không tiến hành giải thể, có thể bị xử lý hành chính. Căn cứ vào Điều 58 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, các doanh nghiệp vi phạm quy định về giải thể doanh nghiệp có thể sẽ bị ohatj tiền tối đa lên đến 30.000.000 đồng, cụ thể:

Điều 58. Vi phạm về giải thể doanh nghiệp

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không thực hiện thủ tục giải thể khi kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

b) Không thực hiện thủ tục giải thể khi công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

c) Không thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh trước khi nộp hồ sơ đăng ký giải thể doanh nghiệp.

8. Chi phí giải thể doanh nghiệp

Luật hiện hành không quy định về các khoản lệ phí nhà nước nộp trong thủ tục giải thể doanh nghiệp, tức là doanh nghiệp sẽ không phải đóng các khoản phí, lệ phí nhà nước. Nhưng không có nghĩa là doanh nghiệp không tốn bất cứ chi phí nào bởi khi doanh nghiệp giải thể chủ doanh nghiệp phải thực hiện rất nhiều công việc, phải hoàn thành rất nhiều nghĩa vụ, phải thuê rất nhiều khâu để hoàn thiện sổ sách kế toán doanh nghiệp,... Đó chính là các khoản chi phí thực tế doanh nghiệp phải trả khi giải thể. Thông thường các khoản chi phí giải thể doanh nghiệp sẽ bao gồm:

- Chi phí nộp bổ sung các khoản thuế chưa nộp, phạt thuế, chậm nộp thuế;

- Chi phí nộp các khoản thuế phát sinh từ việc thanh lý tài sản cố định;

- Chi phí thuê kế toán hoàn thiện sổ sách kế toán doanh nghiệp;

- Chi phí đi lại cho các thủ tục giải thể doanh nghiệp.

Thế nên điều doanh nghiệp cần làm lúc này là nhờ hỗ trợ, sử dụng dịch vụ tư vấn giải thể doanh nghiệp trọn gói. Đây là giải pháp tối ưu đang được rất nhiều chủ doanh nghiệp sử dụng hiện nay. Không chỉ giúp doanh nghiệp giải quyết nhanh vấn đề giải thể, mà còn giúp tiết kiệm công sức tiền bạc và cả giải quyết vấn đề tâm lý khi công ty gặp khó khăn.

9. Thời gian giải thể doanh nghiệp là bao lâu?

Thông thường thời gian giải thể doanh nghiệp sẽ hết khoảng 2 – 3 tháng đối với trường hợp doanh nghiệp không bị quyết toán thuế khi giải thể doanh nghiệp, và 4 – 6 tháng nếu doanh nghiệp thuộc trường hợp bị quyết toán thuế khi giải thể doanh nghiệp.

Trên đây là toàn bộ quy định về thủ tục giải thể doanh nghiệp. Bài viết phần nào giúp mọi người hình dung được các bước giải thể doanh nghiệp. Nếu muốn làm thủ tục giải thể doanh nghiệp vui lòng liên hệ Luatsu.com để được tư vấn hỗ trợ thủ tục, trình tự giải thể doanh nghiệp trọn gói.


Luatsu.com - Nền tảng kết nối dịch vụ pháp lý toàn quốc dễ dàng, tin cậy!

Luatsu.com được biết đến với tư cách là đơn vị hàng đầu trong kết nối chủ động với các Luật sư uy tín, chuyên nghiệp trên toàn quốc; cung cấp dịch vụ pháp lý tiêu chuẩn, tiện lợi, nhanh chóng;… và hơn thế nữa.

Luatsu.com cam kết mang đến cho khách hàng sự lựa chọn tốt nhất với đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm, và thành tựu trong việc tư vấn pháp lý và tranh tụng trong các lĩnh vực như: hôn nhân gia đình, đất đai, di chúc - thừa kế, doanh nghiệp, lao động, sở hữu trí tuệ,... đã và đang nhận được sự tín nhiệm, đánh giá cao từ rất nhiều khách hàng trong và ngoài nước.

 Hãy gọi ngay cho Luatsu.com qua HOTLINE: 1900 633437 hoặc để lại thông tin đăng ký để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời nhất!