Không phải cá nhân, tổ chức nào kinh doanh cũng đều phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh. Vậy cụ thể các trường hợp nào không phải đăng ký kinh doanh theo luật định?

1. Đăng ký kinh doanh là gì?

Điều 3 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định:

Đăng ký kinh doanh hay đăng ký doanh nghiệp là việc người thành lập doanh nghiệp đăng ký thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập, doanh nghiệp đăng ký những thay đổi trong thông tin về đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Đăng ký doanh nghiệp bao gồm đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh và các nghĩa vụ đăng ký, thông báo khác theo luật định.

2. Có phải bắt buộc đăng ký kinh doanh đối với tất cả các ngành nghề?

Hoạt động kinh doanh được hiểu là hoạt động kinh tế nhằm mục tiêu sinh lời của chủ thể kinh doanh trên thị trường. Chủ thể kinh doanh bao gồm: cá nhân, tổ chức, hộ gia đình thực hiện hoạt động kinh doanh thương mại.

Theo quy định của pháp luật thì các chủ thể kinh doanh khi thực hiện hoạt động kinh doanh phải đăng ký kinh doanh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, không phải chủ thể hoạt động kinh doanh nào cũng bắt buộc phải đăng ký kinh doanh. Cụ thể những trường hợp không phải đăng ký kinh doanh đã được quy định rõ trong Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

3. Các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh

các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh

Các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh (Ảnh minh họa)

Căn cứ khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, các trường hợp hộ kinh doanh không cần phải đăng ký kinh doanh gồm:

- Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối;

- Người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến;

- Người kinh doanh lưu động;

- Người kinh doanh thời vụ;

- Người làm dịch vụ có thu nhập thấp.

Lưu ý:

- Trong trường hợp hộ gia đình, cá nhân kinh doanh ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện vẫn phải thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

- Mức thu nhập thấp áp dụng lên từng địa phương sẽ do thành phố trực thuộc Trung ương quy định.

4. Các ngành nghề không phải đăng ký kinh doanh

Từ quy định trên có thể hiểu những ngành nghề không phải đăng ký kinh doanh gồm:

Nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối: tức các sản phẩm từ nông lâm ngư nghiệp.

Hàng rong (buôn bán dạo): là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

Buôn bán vặt, quà vặt: là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định; là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

Buôn chuyến: là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;

Kinh doanh lưu động: là các công việc như đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

Kinh doanh thời vụ: là chỉ kinh doanh trong khoảng thời gian mà thị trường có nhu cầu cao nhất về mặt hàng, sản phẩm nào đó

Làm dịch vụ có thu nhập thấp: Kinh doanh cùng người thu nhập thấp được hiểu là mô hình kinh doanh huy động nhóm thu nhập thấp tham gia trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp.

5. Những trường hợp phải đăng ký kinh doanh

Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định: Trường hợp cá nhân kinh doanh là thương nhân hoặc cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại nhưng không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 điều 79 Nghị định này thì phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Như vậy, trừ 05 trường hợp hộ kinh doanh không cần đăng ký kinh doanh như luật đã định thì tất cả những trường hợp còn lại đều phải đăng ký kinh doanh.

Trên đây là toàn bộ thông tin về Các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh theo quy định. Nếu còn bất kỳ vướng mắc nào độc giả vui lòng liên hệ luatsu.com qua hotline 1900 633 437. Đội ngũ luật sư giỏi chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ.


Luatsu.com - Nền tảng kết nối dịch vụ pháp lý toàn quốc dễ dàng, tin cậy!

Luatsu.com được biết đến với tư cách là đơn vị hàng đầu trong kết nối chủ động với các Luật sư uy tín, chuyên nghiệp trên toàn quốc; cung cấp dịch vụ pháp lý tiêu chuẩn, tiện lợi, nhanh chóng;… và hơn thế nữa.

Luatsu.com cam kết mang đến cho khách hàng sự lựa chọn tốt nhất với đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm, và thành tựu trong việc tư vấn pháp lý và tranh tụng trong các lĩnh vực như: hôn nhân gia đình, đất đai, di chúc - thừa kế, doanh nghiệp, lao động, sở hữu trí tuệ,... đã và đang nhận được sự tín nhiệm, đánh giá cao từ rất nhiều khách hàng trong và ngoài nước.

Hãy gọi ngay cho Luatsu.com qua HOTLINE: 1900 633437 hoặc để lại thông tin đăng ký để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời nhất!