Hiện nay các cơ sở kinh doanh thực phẩm luôn phải đảm bảo chất lượng theo yêu cầu. Những thực phẩm đảm bảo đủ chất lượng được gọi là thực phẩm sạch. Vậy nếu bán thực phẩm bẩn sẽ bị xử lý như thế nào? Tất cả sẽ có trong bài viết này.
1. Bán thực phẩm bẩn là gì?
Để xác định hành vi bán thực phẩm bẩn là gì đầu tiên cần phải tìm hiểu “Thực phẩm bẩn” là gì. Hiện nay không có bất cứ văn bản pháp luật nào quy định thực phẩm bẩn là gì nhưng có thể hiểu thực phẩm bẩn là những loại thực phẩm chứa các chất gây hại cho sức khỏe người dùng. Chúng thường là những chất hóa học và thuốc kháng sinh vượt quá mức an toàn mà Bộ Y tế cho phép trong quá trình nuôi trồng hiện nay.
Ngoài ra, thực phẩm bẩn còn có thể chứa những hợp chất gây hại từ việc xâm nhập và phát triển của vi khuẩn, nấm mốc, thậm chí là vi rút trong quá trình sơ chế, chế biến và bảo quản thực phẩm không đúng cách.
Hành vi bán thực phẩm bẩn là việc bán thực phẩm không đủ chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm như chọn nguyên liệu hư, ôi thiu, nguyên liệu thực phẩm không đủ chất lượng, không rõ nguồn gốc,...
2. Quy định xử phạt đối với hành vi bán thực phẩm bẩn
Quy định xử phạt đối với hành vi bán thực phẩm bẩn (Ảnh minh họa)
Kinh doanh thực phẩm là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm vì ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng. Theo đó, tùy vào tính chất, mức độ thì cá nhân, tổ chức có hành vi bán thực phẩm bẩn sẽ bị xử phạt hành chính hoặc nặng là có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2.1. Mức xử phạt hành chính đối với hành vi bán thực phẩm bẩn
Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
Cụ thể Điều 4 Nghị định này quy định:
(1) Phạt tiền từ 01 lần đến 02 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với một trong các hành vi:
+ Sử dụng nguyên liệu đã quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng đối với nguyên liệu thuộc diện bắt buộc phải ghi thời hạn sử dụng;
+ Sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
+ Sử dụng sản phẩm từ động vật, thực vật để sản xuất, chế biến thực phẩm mà không được kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm dịch thực vật theo quy định của pháp luật.
(2) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá dưới 10.000.000 đồng.
(3) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Sử dụng nguyên liệu là sản phẩm từ động vật, thực vật, chất, hóa chất không thuộc loại dùng làm thực phẩm để sản xuất, chế biến thực phẩm;
+ Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
(4) Phạt tiền từ 05 lần đến 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại mục (3) trong trường hợp áp dụng mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt tương ứng mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Ngoài ra, các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm bẩn còn phải chịu hình phạt bổ sung:
+ Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại mục (2) (3);
+ Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 10 tháng đến 12 tháng đối với vi phạm quy định mục (5);
+ Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 20 tháng đến 24 tháng đối với sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm vi phạm quy định tại mục (3) (4).
- Biện pháp khắc phục hậu quả là:
+ Buộc tiêu hủy nguyên liệu, thực phẩm vi phạm;
+ Buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm vi phạm quy định.
2.2. Xử phạt hình sự với hành vi bán thực phẩm bẩn
Trong trường hợp bán thực phẩm bẩn gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng của người tiêu dùng thì người bán thực phẩm có thể bị truy cứu TNHS theo điều 317 Bộ luật hình sự 2015, luật sửa đổi bổ sung năm 2017 với Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm cụ thể:
Khung 1: Bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm
Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
+ Có tổ chức;
+ Làm chết người;
+ Gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của từ 21 người đến 100 người;
+ Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
+ Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
+ …
Khung 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
+ Làm chết 02 người;
+ Gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của từ 101 người đến 200 người;
+ Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
+ …
Khung 4: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
+ Làm chết 03 người trở lên;
+ Gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của 201 người trở lên;
+ Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
+ …
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Trên đây là toàn bộ thông tin và mức xử phạt đối với những người có hành vi bán thực phẩm bẩn. Hy vọng bài viết hữu ích đến mọi người. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì vui lòng liên hệ luatsu.com qua hotline 1900 633 437 để gặp Luật sư tư vấn.
Luatsu.com - Nền tảng kết nối dịch vụ pháp lý toàn quốc dễ dàng, tin cậy! Luatsu.com được biết đến với tư cách là đơn vị hàng đầu trong kết nối chủ động với các Luật sư uy tín, chuyên nghiệp trên toàn quốc; cung cấp dịch vụ pháp lý tiêu chuẩn, tiện lợi, nhanh chóng;… và hơn thế nữa. Luatsu.com cam kết mang đến cho khách hàng sự lựa chọn tốt nhất với đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm, và thành tựu trong việc tư vấn pháp lý và tranh tụng trong các lĩnh vực như: hôn nhân gia đình, đất đai, di chúc - thừa kế, doanh nghiệp, lao động, sở hữu trí tuệ,... đã và đang nhận được sự tín nhiệm, đánh giá cao từ rất nhiều khách hàng trong và ngoài nước. Hãy gọi ngay cho Luatsu.com qua HOTLINE: 1900 633437 hoặc để lại thông tin đăng ký để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời nhất! |