Bằng lái xe được xem là một trong những giấy tờ bắt buộc mà người điều khiển phương tiện phải mang theo khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, quên không mang bằng lái xe thì có bị xử phạt không? Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây. 

1. Khái niệm về bằng lái xe

1.1. Bằng lái xe là gì?

khái niệm bằng lái xe

Bằng lái xe là gì? (Ảnh minh họa)

Giấy phép lái xe hay còn gọi là bằng lái xe là một loại chứng chỉ, giấy phép do cơ quan nhà nước cấp cho cá nhân. Đây được xem là giấy tờ chứng minh cá nhân đủ điều kiện, khả năng điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông.  

1.2. Phân loại bằng lái xe

Căn cứ vào Luật Giao thông đường bộ 2008 và Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, hiện nay giấy phép lái xe tại Việt Nam được phân ra 10 hạng bằng lái sau đây:

Hạng xe

Loại xe

Hạng A1

Cấp cho người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 50cc đến 175cc và người khuyết tật để điều khiển mô tô ba bánh dành cho người khuyết tật

Hạng A2

Cấp cho người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175cc trở lên và cả các loại xe đã quy định trong giấy phép lái xe hạng A1

Hạng A3

Cấp cho người điều khiển mô tô ba bánh, bao gồm cả xe lam ba bánh, xe xích lô gắn máy cùng các loại xe đã quy định trong giấp phép lái xe A1

Hạng A4

Cấp cho người điều khiển các loại máy kéo có trọng tải đến 1000 kg

Hạng B1

Cấp cho người điều khiển (nhưng không phải trong trường hợp hành nghề) các loại xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi (tính cả chỗ ngồi cho người lái), ô tô tải chuyên dụng có trọng tải thiết kế dưới 3500kg, máy kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3500 kg

Hạng B2

Cấp cho người hành nghề lái xe điều khiển các loại xe ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3500kg và các loại xe đã được quy định trong giấy phép lái xe hạng B1

Hạng C

Cấp cho người điều khiển các loại xe ô tô tải (cả ô tô tải chuyên dùng), ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3500 kg trở lên, máy kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3500 kg trở lên và các loại xe đã được quy định trong giấy phép lái xe hạng B1, B2

Hạng D

Cấp cho người điều khiển các loại ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi (tính cả chỗ ngồi của lái xe) cùng các loại xe đã được quy định trong giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C

Hạng E

Cấp cho người điều khiển các loại ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi cùng các loại xe đã được quy định trong giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D

Hạng F

Cấp cho người đã có giấy phép lái xe hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe tương ứng có thể kéo rơ-mooc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750kg, sơ mi rơ-mooc, ô tô nối toa.


2. Cần mang theo giấy tờ gì khi tham gia giao thông?

Căn cứ khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông cần phải có đầy đủ 4 loại giấy tờ sau:

- Giấy đăng ký xe;

- Giấy phép lái xe;

- Giấy chứng nhận kiểm định độ an toàn về kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện xe cơ giới;

- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Như vậy, giấy phép lái xe là một trong bốn loại giấy tờ bắt buộc mà người điều khiển phương tiện phải có và mang theo khi tham gia giao thông. Trường hợp, chủ xe cơ giới không có hoặc quên mang theo giấy phép lái xe sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

3. Làm thế nào để chứng minh với CSGT khi quên bằng lái xe?

Căn cứ Nghị định số 123/2021/NĐ-CP, trong trường hợp cảnh sát giao thông yêu cầu kiểm tra giấy tờ mà người điều khiển phương tiện không xuất trình được bằng lái xe sẽ bị xử phạt về hành vi vừa không có giấy phép lái xe vừa bị giữ phương tiện và sẽ có phiếu hẹn.

Trong thời hạn hẹn chủ phương tiện đến giải quyết, nếu xuất trình được Giấy phép lái xe thì người điều khiển phương tiện sẽ được hạ từ mức phạt không có bằng lái xe xuống mức phạt về hành vi “Không mang theo giấy phép lái xe”. Ngược lại, nếu quá hạn mà không xuất trình được giấy phép lái xe thì chủ phương tiện phải chịu mức phạt như ban đầu.

4. Mức xử phạt khi quên mang bằng lái xe như thế nào?

Căn cứ quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 21 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, trong trường hợp người điều khiển phương tiện tham gia giao thông nhưng không mang theo bằng lái xe thì chủ phương tiện sẽ bị cảnh sát giao thông xử phạt như sau:

- Đối với người điều khiển xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô thì bị phạt tiền từ 100.000 VNĐ - 200.000 VNĐ/lần vi phạm. 

- Đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô thì bị phạt tiền từ 200.000 VNĐ - 400.000 VNĐ/lần vi phạm. 


Luatsu.com - Nền tảng kết nối dịch vụ pháp lý toàn quốc dễ dàng, tin cậy!

Luatsu.com được biết đến với tư cách là đơn vị hàng đầu trong kết nối chủ động với các Luật sư uy tín, chuyên nghiệp trên toàn quốc; cung cấp dịch vụ pháp lý tiêu chuẩn, tiện lợi, nhanh chóng;… và hơn thế nữa.

Luatsu.com cam kết mang đến cho khách hàng sự lựa chọn tốt nhất với đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm, và thành tựu trong việc tư vấn pháp lý và tranh tụng trong các lĩnh vực như: hôn nhân gia đình, đất đai, di chúc - thừa kế, doanh nghiệp, lao động, sở hữu trí tuệ,... đã và đang nhận được sự tín nhiệm, đánh giá cao từ rất nhiều khách hàng trong và ngoài nước.

 Hãy gọi ngay cho Luatsu.com qua HOTLINE: 1900 633437 hoặc để lại thông tin đăng ký để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời nhất!