Nguyên tắc của việc trả lương cho người lao động quy định như thế nào? Nếu trả lương trễ có bị sao không? Hãy cùng Luatsu.com giải đáp qua bài viết này.

1. Nguyên tắc trả lương cho người lao động

Bộ luật lao động quy định nguyên tắc trả lương cụ thể như sau:

- Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động.

- Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.

- Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động;

- Không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.

2. Quy định trả lương cho người lao động và những điều NSDLĐ không được làm

- NSDLĐ phải trả lương cho người lao động cao hơn mức lương tối thiểu vùng;

- NSDLĐ phải trả lương bình đẳng, không được phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau;

- NSDLĐ phải có thông báo bảng kê trả lương theo đúng quy định;

- NSDLĐ phải trả đủ tiền lương cho người lao động cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc trong trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động;

- NSDLĐ phải cho người lao động tạm ứng và tạm ứng đầy đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo quy định của pháp luật;

- NSDLĐ không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động;

- NSDLĐ không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định;

- NSDLĐ không được khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật.

3. Quy định thời hạn trả lương cho người lao động

quy định thời hạn trả lương cho người lao động

Quy định thời hạn trả lương cho người lao động (Ảnh minh họa)

Quy định về thời gian trả lương là điều mà NLĐ quan tâm nhất. Nhiều người không biết mình trả lương vào ngày nào. Doanh nghiệp trả lương như thế nào mới đúng luật. Theo đó điều 97 Bộ luật lao động 2019 quy định kỳ hạn trả lương như sau:

Đối với người lao động hưởng lương theo giờ: thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.

Đối với người lao động hưởng lương theo tháng: thì được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ. Như vậy tuỳ vào doanh nghiệp mà ở đó chủ doanh nghiệp sẽ ấn định ngày trả lương khác nhau nhưng phải tính theo chu kỳ. Thông thường các doanh nghiệp ở Việt Nam sẽ trả lương vào ngày 1 hoặc ngày 5 đầu tháng.

Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán: thì được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.

Lưu ýTrường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.

4. Quy định trả lương ngừng việc

Quy định trả lương cho người thôi việc được quy định tại điều 99 Bộ luật lao động 2019 cụ thể như sau:

- Nếu ngừng việc do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;

- Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương;

- Những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;

- Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:

- Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;

- Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.

Mức lương tối thiểu vùng hiện nay được quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP như sau:


Vùng

Mức lương tối thiểu tháng

(Đơn vị: đồng/tháng)

Mức lương tối thiểu giờ

(Đơn vị: đồng/giờ)

Vùng I

4.680.000

22.500

Vùng II

4.160.000

20.000

Vùng III

3.640.000

17.500

Vùng IV

3.250.000

15.600

 

5. Doanh nghiệp trả lương không đúng hạn bị xử lý ra sao?

Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định mức xử phạt các trường hợp vi phạm quy định về tiền lương như sau:

Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm việc vào ban đêm; không trả hoặc trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật,... Cụ thể:

  • Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
  • Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
  • Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
  • Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
  • Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:

  • Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
  • Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
  • Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.

Ngoài ra còn có các mức phạt khác theo quy định của pháp luật.

Trên đây là toàn bộ thông tin về quy định trả lương cho người lao động theo pháp luật hiện hành. Vui lòng liên hệ luatsu.com để được gặp luật sư tư vấn khi bạn cần.


Luatsu.com - Nền tảng kết nối dịch vụ pháp lý toàn quốc dễ dàng, tin cậy!

Luatsu.com được biết đến với tư cách là đơn vị hàng đầu trong kết nối chủ động với các Luật sư uy tín, chuyên nghiệp trên toàn quốc; cung cấp dịch vụ pháp lý tiêu chuẩn, tiện lợi, nhanh chóng;… và hơn thế nữa.

Luatsu.com cam kết mang đến cho khách hàng sự lựa chọn tốt nhất với đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm, và thành tựu trong việc tư vấn pháp lý và tranh tụng trong các lĩnh vực như: hôn nhân gia đình, đất đai, di chúc - thừa kế, doanh nghiệp, lao động, sở hữu trí tuệ,... đã và đang nhận được sự tín nhiệm, đánh giá cao từ rất nhiều khách hàng trong và ngoài nước.

Hãy gọi ngay cho Luatsu.com qua HOTLINE: 1900 633437 hoặc để lại thông tin đăng ký để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời nhất!