Việc giao kết hợp đồng lao động không đúng pháp luật thì hợp đồng lao động sẽ bị tuyên vô hiệu. Vậy khi nào hợp đồng lao động vô hiệu?

1. Hợp đồng lao động vô hiệu là gì?

Hiện nay các văn bản quy phạm pháp luật không quy định cụ thể khái niệm về hợp đồng lao động vô hiệu. Tuy nhiên điều 407 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.”

Điều 122 Bộ luật này lại nêu rõ “Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.”

Như vậy có thể hiểu hợp đồng vô hiệu là hợp đồng không đáp ứng một trong các điều kiện để hợp đồng có hiệu lực được quy định tại BLDS 2015 cụ thể:

  • Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với hợp đồng được xác lập;
  • Chủ thể tham gia hợp đồng hoàn toàn tự nguyện; và
  • Mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Hợp đồng lao động vô hiệu khi nào?

hợp đồng lao động vô hiệu khi nào

Hợp đồng lao động vô hiệu khi nào? (Ảnh minh họa)

Điều 49 Bộ luật lao động 2019 quy định sẽ có 2 trường hợp đồng đồng lao động bị tuyên vô hiệu. Cụ thể:

(1) Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ

- Toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động vi phạm pháp luật;

- Người giao kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động. Nguyên tắc giao kết hợp đồng pháp luật quy định là giao kết dựa trên sự: “Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.” Như vậy nếu vi phạm nguyên tắc này thì hợp đồng lao động sẽ bị tuyên vô hiệu.

- Công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc mà pháp luật cấm. Theo đó, những công việc bị pháp luật cấm là nghề, công việc bất hợp pháp, có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người lao động, ảnh hưởng xấu tới đời sống kinh tế - xã hội, thậm chí là an ninh - quốc phòng của quốc gia như sử dụng trẻ dưới 15 tuổi làm các công việc sản xuất, kinh doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá; sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ;…; sản xuất, buôn bán, vận chuyển các chất cấm như ma túy, pháo, thuốc nổ,…

(2) Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần

Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần khi nội dung của phần đó vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng.

Điều 21 Bộ luật lao động 2019 quy định nội dung cần có trong hợp đồng lao động như sau:

- Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;

- Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;

- Công việc và địa điểm làm việc;

- Thời hạn của hợp đồng lao động;

- Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

- Chế độ nâng bậc, nâng lương;

- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

- Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;

- Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.

Như vậy nếu 1 trong các nội dung trên vi phạm pháp luật mà không ảnh hưởng đến nội dung còn lại thì nội dung vi phạm sẽ làm nội dung vô hiệu.

3. Thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu 

Điều 50 Bộ luật lao động 2019 quy định: Tòa án nhân dân có quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu.

4. Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu

Đối với hợp đồng lao động vô hiệu từng phần:

Khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần thì xử lý như sau:

  • Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được giải quyết theo thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng
  • Trường hợp không có thỏa ước lao động tập thể thì thực hiện theo quy định của pháp luật;
  • Hai bên tiến hành sửa đổi, bổ sung phần của hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu để phù hợp với thỏa ước lao động tập thể hoặc pháp luật về lao động.

Đối với hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ:

Khi hợp đồng lao động bị tuyên vô hiệu toàn bộ thì xử lý như sau:

  • Khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động được giải quyết theo quy định của pháp luật. Có nghĩa là có thể chấm dứt hợp đồng lao động hoặc giao kết lại hợp đồng lao động.
  • Trường hợp do ký sai thẩm quyền thì hai bên ký lại.

Trên đây là nội dung các trường hợp hợp đồng lao động vô hiệu. Mọi vướng mắc vui lòng truy cập website luatsu.com để được hỗ trợ nhanh nhất.


Luatsu.com - Nền tảng kết nối dịch vụ pháp lý toàn quốc dễ dàng, tin cậy!

Luatsu.com được biết đến với tư cách là đơn vị hàng đầu trong kết nối chủ động với các Luật sư uy tín, chuyên nghiệp trên toàn quốc; cung cấp dịch vụ pháp lý tiêu chuẩn, tiện lợi, nhanh chóng;… và hơn thế nữa.

Luatsu.com cam kết mang đến cho khách hàng sự lựa chọn tốt nhất với đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm, và thành tựu trong việc tư vấn pháp lý và tranh tụng trong các lĩnh vực như: hôn nhân gia đình, đất đai, di chúc - thừa kế, doanh nghiệp, lao động, sở hữu trí tuệ,... đã và đang nhận được sự tín nhiệm, đánh giá cao từ rất nhiều khách hàng trong và ngoài nước.

Hãy gọi ngay cho Luatsu.com qua HOTLINE: 1900 633437 hoặc để lại thông tin đăng ký để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời nhất!